Chúng ta

‘Tinh thần vui vẻ sẽ học giỏi’

Thứ bảy, 27/7/2013 | 07:04 GMT+7

“Những người được xem là thành công như hiện nay thì trong quá khứ, họ đã dám vạch ra ước mơ và phấn đấu đến mục tiêu dó”, anh Nguyễn Hữu Trí, GĐ Học viện Huấn luyện Kỹ năng hiệu quả - Breakthrough Power, khẳng định.
> ‘Đánh thức tiềm năng’ sinh viên FPT

Những chia sẻ đầy tâm huyết với giới trẻ được anh Trí bày tỏ cũng sinh viên ĐH FPT trong buổi hội thảo "Đánh thức tiềm năng sinh viên". Chương trình diễn ra sáng ngày 26/7 tại Hội trường Innovation, Công viên Phần mềm Quang Trung, quận 12, TP HCM.

Bên cạnh những nội dung kích thích sự vận động, diễn giả còn dẫn dắt sinh viên cuốn theo những trò vận động nhỏ. Buổi hội thảo do CLB Marketing ĐH FPT (FMC) phối hợp cùng Học viện Breakthrough Power tổ chức. 

Theo anh Lý Chí Vĩ, Chủ nhiệm CLB, FMC đã triển khai nhiều hoạt động bên lề để giới thiệu đến sinh viên hội thảo này như đặt bàn đăng ký trực tiếp, đi đến từng lớp giới thiệu, quảng bá qua mạng xã hội...

Cùng xem lại hình ảnh và thông tin mà anh Nguyễn Hữu Trí chia sẻ cùng sinh viên FPT:

Với anh Trí, khi tinh thần vui vẻ thì sẽ học giỏi và khi học giỏi sẽ lại tiếp tục vui. Khi đó thành tích học tập lại càng tốt. Nói rộng ra, trong công việc hằng ngày cũng như vậy, một người nhân viên nếu đi làm với tâm lý thoải mái, tươi cười thì hiệu quả làm việc tốt nhất.

Trước khi hội thảo bắt đầu, sinh viên FPT được khởi động với nhiều hoạt động bởi theo quan niệm của diễn giả: "Đi học rất rất... vui". Với anh Trí, khi tinh thần vui vẻ sẽ học giỏi và khi học giỏi sẽ lại tiếp tục vui. Khi đó thành tích học tập càng tốt. Trong công việc hằng ngày cũng như vậy, một nhân viên nếu đi làm với tâm lý thoải mái, tươi cười thì hiệu quả làm việc tốt hơn.

dsc03113-542718-1413005961.JPG

Bên cạnh đó, sự thành công còn đến với những người biết "tạo sự khác biệt". Sự khác biệt có khi biết sáng tạo và đặt nhiều câu hỏi, đòi hỏi trả lời cho bằng được. Nhưng câu hỏi lớn "Mình là ai?" thì nhiều sinh viên chưa trả lời rõ ràng. Theo diễn giả, để trả lời chính xác, người trẻ cần tham gia các hoạt động xã hội hoặc những CLB trong trường.

dsc03122-463696-1413005961.JPG

"Tuổi trẻ như các bạn không có gì để mất", anh Trí khẳng định. Vì thế, sinh viên FPT hãy chịu dấn thân vào những cuộc trải nghiệm. Từ đó làm cho mỗi người có thể biết thêm về bản thân như "mình thích gì", "mình sẽ làm được gì"... Và sẽ nảy sinh câu hỏi: "Làm sao người ta được như vậy?" khi thấy một người làm việc tốt hơn mình.

dsc03124-840550-1413005961.JPG

Tuy nhiên, những câu hỏi lại bị dập tắt dần khi đi học. Lúc này, học sinh - sinh viên phải vâng lời, không được đòi hỏi hay mong muốn biết thêm nhiều điều khác từ giáo viên. Dần dần nó đi vào suy nghĩ của mỗi chúng ta. Nhưng "sự lựa chọn" là do chính bạn quyết định. Vì thế, đừng cố bó buộc bản thân. Bản lĩnh của mỗi người sẽ xuất hiện khi đối mặt với khó khăn.

dsc03127-947022-1413005961.JPG

Bên cạnh ước mơ, người trẻ cũng cần lập cho mình mục tiêu cụ thể. Diễn giả dẫn chứng số liệu từ một khảo sát tại ĐH Harvard (Mỹ), cho thấy, 84% không có mục tiêu, 13% biết mục tiêu và 3% có thể viết ra rõ ràng. Những người này sau vài năm được hỏi lại thì 3% người có thể viết ra rõ ràng là thành công nhất. "Điều ấy càng chứng tỏ sức mạnh to lớn của mục tiêu", anh cho hay.

dsc03128-790115-1413005961.JPG

"Những người có nhiều tiền hay rất nhiều tiền, họ thường làm việc vì đam mê", diễn giả chia sẻ. Vị GĐ trẻ đã làm theo điều này mà bỏ cả công việc ở Singapore để về Việt Nam lập công ty.

dsc03131-333603-1413005961.JPG

"Qua buổi này, em cần phải đặt ra được mục tiêu cho tương lai và cố gắng thực hiện được chúng", Lâm Tiến Chung, sinh viên lớp SE0864, chia sẻ.

dsc03133-878652-1413005961.JPG

Nguyễn Đức Trí, diễn giả của buổi hội thảo "Đánh thức tiềm năng sinh viên", thu hút người nghe bằng những câu chuyện đời sống từng trải qua. Bên cạnh đó, anh còn khiến người xem ấn tượng với khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể nhuần nhuyễn.

Vào cuối chương trình, các sinh viên được diễn giả yêu cầu đưa 5 ước mơ mà bản thân muốn thực hiện nhất

Cuối chương trình, sinh viên được diễn giả yêu cầu đưa ra 5 ước mơ mà bản thân muốn thực hiện nhất. Sinh viên được chọn viết ra trên giấy...

Sinh viên được chọn viết nó ra trên giấy hoặc trên điện thoại của mình.

... hoặc trên điện thoại của mình.

Sau đó, tất cả thực hiện bài tập 5 phút: Nhắm mắt và tưởng tượng giấc mơ, cảm nhận cảm xúc. Sau đó, nắm chặt bàn tay để nắm bắt được nó và quyết tâm thực hiện cho bằng được.

Tiếp đến, tất cả thực hiện bài tập 5 phút: Nhắm mắt và tưởng tượng giấc mơ, cảm nhận cảm xúc. Sau đó, nắm chặt bàn tay để nắm bắt được nó và quyết tâm thực hiện cho bằng được.

dsc03143-867105-1413005961.JPG

Nguyễn Hữu Trí là người Việt Nam đầu tiên được cấp phép huấn luyện chương trình "7 thói quen để thành đạt" của Tập đoàn Franklin Covey, Mỹ. Anh du học tại Singapore từ năm 17 tuổi. Với nỗ lực trau dồi kỹ năng mềm và phương pháp học, anh tốt nghiệp với bằng danh dự và là một trong 3 sinh viên đạt kết quả cao nhất tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Trong thời gian đó, anh còn giữ vai trò Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại NUS, tham gia và thúc đẩy rất nhiều chương trình ngoại khóa và hoạt động xã hội tại Singapore. Năm 21 tuổi, anh là nhân viên trẻ tuổi nhất của tập đoàn giáo dục Kumon châu Á - Thái Bình Dương. Hai năm sau, anh được bầu chọn là nhân viên xuất sắc nhất trong khu vực này và trở thành một trong những lãnh đạo trẻ tuổi nhất của khu vực.

Dy Khoa

Ý kiến

()