Chúng ta

Tết xa quê

Thứ hai, 16/2/2015 | 14:14 GMT+7

Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi độ Tết đến Xuân về, trong tâm thức người FPT đều luôn mong muốn và cố gắng được đoàn tụ bên gia đình. 

Từ thời sinh viên xa nhà cho đến khi gia nhập FPT và onsitle dài hạn ở Nhật Bản, Nguyễn Thu Quỳnh, FPT IS, đều đặn thu xếp về Nam Định mỗi dịp Tết cổ truyền, dù chỉ là vài ngày ngắn ngủi. 

Đây không chỉ là những ngày đoàn viên mà còn là dịp nghỉ ngơi sau thời gian dài bận rộn. Phiên chợ quê vào những ngày cuối năm rộn ràng như trảy hội. Mọi người tranh thủ sắm sửa thêm những vật dụng còn thiếu, sửa sang lại nếp nhà hay trang trí thêm cành đào, cây quất, bình hoa tươi cho hợp với tiết trời vào Xuân. 

Nếp xưa vẫn được gia đình chị và dân làng quê gìn giữ là gói bánh chưng. “Thời còn sinh viên, mỗi lần về quê ăn Tết tôi vẫn thường phụ mẹ rửa lá gói bánh, giã lá giềng lấy nước trộn với gạo nếp cho bánh chưng có màu xanh bắt mắt. Cặp bánh chưng được đặt lên mâm cỗ ngày Tết cúng gia tiên quyện với mùi nhang trầm lan tỏa, cảm giác ấm áp vô cùng”, chị Quỳnh bồi hồi.

Sang năm mới, tôi cầu chúc cho gia đình mình luôn dồi dào sức khỏe, bình an; còn bản thân thì có thêm nhiều trải nghiệm, đủ vững vàng để luôn cảm thấy vui vẻ. Với FPT, tôi mong công cuộc Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển và tập đoàn ngày càng có nhiều sản phẩm xứng tầm hơn nữa”, chị Quỳnh gửi gắm.

"Sang năm mới, tôi cầu chúc cho gia đình mình luôn dồi dào sức khỏe, bình an; còn bản thân thì có thêm nhiều trải nghiệm, đủ vững vàng để luôn cảm thấy vui vẻ. Với FPT, tôi mong công cuộc Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển và tập đoàn ngày càng có nhiều sản phẩm xứng tầm hơn nữa”, chị Quỳnh gửi gắm. Ảnh: NVCC.

Đêm Giao thừa, gia đình chị quây quần sau một năm xa cách, cùng mừng tuổi và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp Những ngày tiếp theo là khoảng thời gian đi chúc Tết họ hàng nội ngoại và lễ chùa đầu năm.

“Ở Nhật Bản cũng có những thời khắc sum vầy vào dịp Tết nhưng độ gắn kết gia đình không sâu đậm như người Việt Nam. Sang năm mới, tôi cầu chúc cho gia đình mình luôn dồi dào sức khỏe, bình an; còn bản thân thì có thêm nhiều trải nghiệm, đủ vững vàng để luôn cảm thấy vui vẻ. Với FPT, tôi mong công cuộc Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển và tập đoàn ngày càng có nhiều sản phẩm xứng tầm hơn nữa”, chị Quỳnh gửi gắm.

Do thời điểm đón Tết cổ truyền của người Campuchia khác Việt Nam nên công việc của nhân viên  tại đây vẫn diễn ra bình thường. Vì vậy, năm nào anh Nguyễn Hoàng Ân, GĐ Điều hành OpenNet, thuộc FPT Telecom, cũng “lỡ hẹn” đêm Giao thừa với gia đình. 

Đội ngũ cán bộ quản lý của OpenNet còn ít và trẻ nên anh thường ở lại để sắp xếp, giám sát nhân viên trực theo lịch cũng như điểm danh, xác nhận những người đã về Việt Nam đón Tết đợt 1 đang trên đường quay lại Campuchia. Xong xuôi, những nhân viên nghỉ đợt 2 như anh mới có thể “xách ba lô về nước”.

“Đêm Giao thừa trên nước bạn, công ty tổ chức bữa cơm thân mật tại nhà lưu trú cho anh em, sau đó mọi người cùng nhau đi xông đất cho các văn phòng tại Phnom Penh. Mọi việc ổn định, trưa mùng 2 Tết tôi mới về Việt Nam đoàn tụ cùng gia đình”, anh tâm sự.

Về Tết muộn nên hầu như mọi việc mua sắm, chuẩn bị đều do vợ anh đảm nhiệm. Tết của người miền Tây sông nước cũng đơn giản, chủ yếu là hoa quả, bánh mứt nên với anh, tình cảm gia đình mới là điều quan trọng hơn cả. 

Thời gian 5 ngày nghỉ Tết, anh Ân chủ yếu đi thăm hỏi, chúc Tết gia đình hai bên nội ngoại và gặp gỡ bạn bè, ít có dịp du Xuân vãn cảnh hoặc đi đây đó. 

“Tôi luôn nhớ cái không khí rộn ràng đón Tết ở Việt Nam, nhớ khoảnh khắc gia đình quây quần bên nồi bánh chưng, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp trong đêm Giao thừa hay đơn giản là thưởng thức nồi thịt kho trứng ăn cùng bánh tráng. Tết Việt luôn rất ấm áp tình người, tình quê”, anh Dũng bộc bạch.

“Tôi luôn nhớ cái không khí rộn ràng đón Tết ở Việt Nam, nhớ khoảnh khắc gia đình quây quần bên nồi bánh chưng, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp trong đêm Giao thừa hay đơn giản là thưởng thức nồi thịt kho trứng ăn cùng bánh tráng. Tết Việt luôn rất ấm áp tình người, tình quê”, anh Nguyễn Thanh Dũng bộc bạch. Ảnh: NVCC.

Dù sang Nhật Bản onsite dài hạn từ năm 2012 nhưng anh Nguyễn Thanh Dũng, FPT Software, chưa một lần về Việt Nam ngay cả dịp Tết cổ truyền. Ba năm qua, anh đều đón Tết bên cạnh những đồng đội, đồng nghiệp của mình ở xứ sở hoa anh đào.

Giống các nước khác đón Tết cổ truyền, đường phố và các tòa nhà hay cửa hàng ở Nhật Bản đều được trang trí lộng lẫy. Người dân cũng thường mua sắm nhiều vật dụng và thực phẩm dự trữ trong những ngày Tết. Đêm Giao thừa tại những trung tâm thành phố lớn, người dân tập trung rất đông để cùng nhau chờ đón thời khắc giao mùa và xem bắn pháo hoa chào năm mới.

“Tôi luôn nhớ cái không khí rộn ràng đón Tết ở Việt Nam, nhớ khoảnh khắc gia đình quây quần bên nồi bánh chưng, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp trong đêm Giao thừa hay đơn giản là thưởng thức nồi thịt kho trứng ăn cùng bánh tráng. Tết Việt luôn rất ấm áp tình người, tình quê”, anh Dũng bộc bạch.

Dù đón Tết xa quê hương nhưng không vì thế mà người FPT onsite ở đất nước mặt trời mọc thiếu đi không khí đấm ấm và rộn ràng. Mọi người tập trung tại một nhà đại diện “đăng cai”, cùng nhau trang trí “đại bản doanh” bằng những sắc màu tươi trẻ cùng một cành đào vừa đủ lớn để thấy Tết đã về, cùng vào bếp chuẩn bị những món ăn đặc trưng của người Việt như xôi chè, thịt kho trứng, thịt luộc… Còn bánh chưng, bánh tét được đặt mua qua các cửa hàng online hoặc nhờ đồng nghiệp “xách tay” qua. 

Nếu như bên ngoài lạnh đến độ không cần ướp bia thì bên trong nhà mọi người ăn uống, chuyện trò sôi nổi. Năm nay, anh cũng không về Việt Nam nên sẽ lại có thêm cái Tết đáng nhớ với các anh em onsite.

Tết năm nay, gia đình anh Nguyễn Thanh Phong đón thêm thành viên mới. Ảnh: NVCC.

Tết năm nay, gia đình anh Nguyễn Thanh Phong đón thêm thành viên mới. Ảnh: NVCC.

Còn với anh Nguyễn Thanh Phong, FPT IS Nhật Bản, Tết cổ truyền là nét văn hóa đặc biệt của người Việt bao đời nay. Với những người onsite như anh, xa nhà là việc bình thường nhưng ngày Tết lại mang một cảm giác bồi hồi và muốn quay về với vòng tay gia đình, anh em.

Gia đình anh gốc miền Tây nên ngày Tết thường gắn với hình ảnh bánh tét, cành mai và bầu không khí hân hoan, nhộn nhịp của phiên chợ cuối năm với hoa quả, trái cây ngập tràn cả vùng sông nước. Có lẽ vì thế mà mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên của gia đình anh cũng như người dân nơi đây thường trở thành “thập quả”.

Tục lì xì đầu năm mới luôn để cho anh nhiều ấn tượng nhất, bởi đơn giản là sự thiêng liêng và trông đợi của trẻ thơ. Ai cũng muốn một vé đi về tuổi thơ để được lì xì, được âu yếm với những người thân yêu. 

“Năm nay không phải là lần đầu tiên tôi đón Tết xa nhà tại Nhật Bản. nhưng là năm rất đáng nhớ vì đã có thêm gia đình nhỏ của riêng mình và đặc biệt là vừa chào đón một thành viên mới vừa tròn 4 tháng tuổi. Chắc hẳn năm nay sẽ không còn cô đơn và nhớ nhà nhiều như những năm trước.

Sang năm mới, tôi sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể cùng đồng đội onsite chinh phục miền đất mới của FPT IS. Mong rằng 2015 sẽ là một năm đầy triển vọng với nhiều dự án lớn của FPT IS nói riêng và FPT nói chung”, anh Phong hồ hởi.

Hà Dương

Ý kiến

()