Chúng ta

Sinh viên kêu gọi 'kết bè, chia phái' vì Cuộc đua số

Thứ năm, 24/11/2016 | 16:24 GMT+7

Vừa chạm ngõ các giảng đường tại buổi kick-off cho Cuộc đua số, cuộc thi công nghệ dành cho sinh viên lớn nhất năm của Tập đoàn FPT đã nhận được sự hưởng ứng sôi động của sinh viên.

Hai điểm đến đầu tiên của Cuộc đua số tại TP HCM là các ngôi trường "sừng sỏ" về truyền thống giành giải cao trong các cuộc thi công nghệ: trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP HCM) và ĐH Bách khoa TP HCM. Người mang Cuộc đua số tới khắp các giảng đường là anh Lê Ngọc Tuấn, Quản lý nhóm công nghệ IoT, Tập đoàn FPT. 

Các sinh viên UIT tại buổi ra mắt Cuộc đua số. Ảnh: UIT.

Các sinh viên UIT tại buổi ra mắt Cuộc đua số. Ảnh: UIT.

Hơn 100 sinh viên đã tới dự buổi ra mắt tại trường ĐH Công nghệ thông tin TP HCM diễn ra sáng ngày 22/11, trong đó có 14 đội thi đã tự tìm hiểu và đăng ký trước trên website của cuộc thi và sẵn sàng "lâm trận". Sau khi nghe anh Tuấn thuyết trình về những thử thách của cuộc thi lần này, đặc biệt là giới thiệu về phần thưởng chuyến đi tới thung lũng Sillicon, Mỹ, các sinh viên tham dự ngay lập tức thảo luận, kết nhóm để đăng ký ngay sau chương trình. 

Cuộc thi công nghệ lần này đòi hỏi không chỉ kỹ năng lập trình, điện tử mà còn buộc các đội đặc biệt phải chú trọng đến phần xử lý hình ảnh, vốn không phải là thế mạnh của sinh viên các ngành khoa học máy tính.

"Tiến sĩ robot" Lê Ngọc Tuấn là người đã từng "lăn lộn" tại cuộc thi Robocon khi còn là sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội. Anh Tuấn cho rằng các cuộc thi công nghệ giờ không chỉ để tạo sân chơi cho sinh viên mà cần có tầm nhìn xa hơn, thậm chí tạo ra nền tảng cho một ngành công nghệ mới từ chính những cuộc thi như này. Đó cũng chính là lý do, 8 đội chơi sau khi đã được chọn lựa qua vòng sơ khảo sẽ được sử dụng mã nguồn mở về xe tự hành mà FPT đang nghiên cứu để phát triển chiếc xe của mình.

"Tiến sĩ robot" Lê Ngọc Tuấn là người từng "lăn lộn" tại cuộc thi Robocon khi còn là sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội. Anh Tuấn cho rằng các cuộc thi công nghệ giờ không chỉ để tạo sân chơi cho sinh viên mà cần có tầm nhìn xa hơn, thậm chí tạo ra nền tảng cho một ngành công nghệ mới từ chính những cuộc thi như này. Đó cũng chính là lý do mà 8 đội chơi sau khi đã được chọn lựa qua vòng sơ khảo sẽ được sử dụng mã nguồn mở về xe tự hành mà FPT đang nghiên cứu để phát triển chiếc xe của mình.

Tại buổi ra mắt, anh Tuấn kêu gọi các đội có kế hoạch tuyển quân tinh nhuệ với những thế mạnh khác nhau và bổ trợ cho nhau trong quá trình làm việc nhóm. Điều này khiến hội trường của ĐH Công nghệ thông tin TP HCM xáo trộn khi các sinh viên "lôi kéo" nhau để lập đội. 

Trong khi đó, không khí vào buổi chiều cùng ngày tại ĐH Bách khoa TP HCM có phần trầm lắng hơn khi chỉ có hơn 10 sinh viên tham dự buổi kick-off và đều là các sinh viên đã lập đội và đăng ký tham gia cuộc thi. 

Anh Tuấn trực tiếp trao đổi thêm về cuộc thi với Phó trưởng khoa khoa học và kỹ thuật máy tính, ĐH Bách khoa TP HCM Phạm Trần Vũ.

Anh Tuấn trực tiếp trao đổi thêm về cuộc thi với Phó trưởng khoa khoa học và kỹ thuật máy tính, ĐH Bách khoa TP HCM Phạm Trần Vũ.

Lý giải về điều này, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, giảng viên Khoa khoa học và kỹ thuật máy tính, cho biết nhà trường vốn khá "khắt khe" với tất cả sinh viên. Sinh viên được phép tham gia nhưng không có bất kỳ ưu tiên nào về thời gian vắng mặt hay nợ môn. Vì thế, các giảng viên của trường và đặc biệt là các khoa về khoa học máy tính sẽ xem xét trước tính chất cuộc thi trước khi giới thiệu và khuyến khích sinh viên tham gia. 

Các sinh viên chăm chú theo dõi phần thuyết trình của anh Lê Ngọc Tuấn.

Các sinh viên chăm chú theo dõi phần thuyết trình của anh Lê Ngọc Tuấn.

Không giống như các cuộc thi công nghệ về robot trước đây, sinh viên thường phải đầu tư tiền nguyên vật liệu và tự chế tác sản phẩm, Cuộc đua số với chủ đề Xe không người lái cung cấp sẵn cho các đội chơi xe mô hình theo tiêu chuẩn. Thử thách cho sinh viên tham gia là gắn thêm "não bộ" cho chiếc xe này để nó có thể thực hiện được nhiệm vụ mà mỗi phần thi đưa ra. Chính vì vậy, sinh viên tham gia tiết kiệm được thời gian và tiền bạc để tập trung cho cuộc đua. 

Thầy Tùng rất đồng tình với tiêu chí của cuộc thi và tin rằng với thông tin đầy đủ từ anh Lê Ngọc Tuấn, sinh viên Bách khoa sẽ tìm được những đội hình mạnh nhất để bắt đầu các thử thách. 

Đội thi của Nguyễn Thanh Vinh (bìa phải) mong muốn sẽ là đại diện của trường Bách khoa TP HCM lọt vào vòng chung kết.

Đội thi của Nguyễn Thanh Vinh (bìa phải) mong muốn sẽ là đại diện của trường Bách khoa TP HCM lọt vào vòng chung kết.

Nguyễn Thanh Vinh, sinh viên năm thứ 5 ĐH Bách khoa TP HCM tham gia buổi kick-off, cho biết đội của Vinh khá tự tin khi đến với Cuộc đua số bởi cả 5 thành viên từng "chinh chiến" ở những cuộc thi như Bkit Car Rally, Hackathon nên rất hiểu và biết rõ từng điểm mạnh của nhau để tạo nên một tập thể đồng nhất. "Thung lũng Sillicon là động lực để cả đội cố gắng hết sức", Vinh nói. 

Cuộc đua số sẽ diễn ra từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017, được mở rộng cho tất cả sinh viên yêu thích công nghệ trên cả nước. FPT sẽ cấp xe ô tô mô hình được thiết lập và trang bị mã nguồn mở cho 8 đội xuất sắc tại vòng sơ khảo được chọn vào chung kết để lập trình cho xe. Xe sẽ được chạy đua trên sa hình mô phỏng đường phố tại Việt Nam trong trận chung kết diễn ra trung tuần tháng 4/2017.

 Ngọc Dung

Ý kiến

()