Chúng ta

Sinh viên FPT trải nghiệm vượt qua mô hình địa đạo

Thứ ba, 9/7/2013 | 18:06 GMT+7

Hơn 20 sinh viên FPT Polytechnic HCM đã có hành trình về nguồn tại Khu di tích lịch sử quốc gia Địa đạo Củ Chi, huyện Củ Chi, TP HCM, vào ngày 7/7.
> Sinh viên FPT về nguồn địa đạo

Đoàn khởi hành bằng xe máy và vượt qua 50 km để đến khu di tích lịch sử quốc gia. Trong hành trình, các cán bộ lớp đã thử sức dẻo dai khi chui qua các đường hầm dưới lòng đất và di chuyển, tham quan Đền Bến Dược, nơi lưu tên các anh hùng ngã xuống để bảo vệ vùng “đất thép”. Cuối cùng, đoàn thăm nghĩa trang liệt sĩ Củ Chi. Trước khi chia tay, CBNV và sinh viên cùng họp mặt giao lưu.

"Đây là lần đầu tiên em đến thăm vùng đất này. Thật tự hào và biết ơn các chiến sĩ đã ngã xuống vì con cháu hôm nay”, một thành viên trong đoàn chia sẻ.

Hình ảnh chuyến tham quan:

Đoàn được anh chị hướng dẫn viên tại điểm giới thiệu sơ lược về khu di tích.

Đoàn được anh chị hướng dẫn viên giới thiệu sơ lược về khu di tích.

Bên cạnh đó, sinh viên FPT Polytechnic HCM trực tiếp quan sát các mô hình, di tích được dựng lại theo nguyên bản chiến trường từ chông nắp tự động đến những hố bom B52.

Sinh viên FPT Polytechnic HCM trực tiếp quan sát các mô hình, di tích được dựng lại theo nguyên bản chiến trường từ chông nắp tự động đến những hố bom B52.

Ngoài ra, đoàn còn trải nghiệm chui đoạn địa đạo du lịch, tôn tạo và phục dựng trên nguyên bản, dài 70m. Tuy đường hầm đã được khơi rộng để phục vụ cho khách tham quan nhưng vẫn rất tối và ngột ngạt, vì thế những sinh viên có vấn đề tim mạch không được tham gia.

Ngoài ra, đoàn còn trải nghiệm chui qua đoạn địa đạo du lịch, tôn tạo và phục dựng trên nguyên bản, dài 70 m. Tuy đường hầm đã được khơi rộng để phục vụ cho khách tham quan nhưng vẫn rất tối và ngột ngạt, vì thế những sinh viên có vấn đề tim mạch không được tham gia.

Trong đoạn địa đạo này, đoàn FPT Polytechnic HCM có thể quan sát các phòng chức năng như hội họp, bếp, y tế… Qua đó mà càng thêm cảm phục sự khéo léo, kiên trì và thông minh của dân Củ Chi xưa. Cùng với đó, sinh viên FPT còn thưởng thức đặc sản “nức tiếng” trên vùng đất Củ Chi - khoai mì chấm muối mè và bánh ú khoai mì.

Trong đoạn địa đạo này, đoàn FPT Polytechnic HCM có thể quan sát các phòng chức năng như hội họp, bếp, y tế… Qua đó càng thêm cảm phục sự khéo léo, kiên trì và thông minh của dân Củ Chi xưa. Cùng với đó, sinh viên FPT còn thưởng thức đặc sản “nức tiếng” trên vùng đất Củ Chi - khoai mì chấm muối mè và bánh ú khoai mì.

đoàn tiếp tục thăm quan Đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi. Đây là khu vực tưởng niệm những anh hùng của Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.

Đoàn tiếp tục tham quan Đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi. Đây là khu vực tưởng niệm những anh hùng của Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.

Địa đạo Củ Chi là hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách TP HCM khoảng 50 km về hướng Tây - Bắc. Hệ thống này dài gần 200 km được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất và hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây.

Địa đạo Củ Chi là hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách TP HCM khoảng 50 km về hướng Tây Bắc. Hệ thống này dài gần 200 km được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất và hệ thống thông hơi vào các vị trí bụi cây.

Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép”, nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.

Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép”, nằm ở điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh. Trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.

Chia tay địa đạo, đoàn tiếp tục hành trình về trung tâm TP HCM.

Chia tay địa đạo, đoàn tiếp tục hành trình về trung tâm TP HCM.

Trên đường về, họ cùng ghé thăm Nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi để tỏ lòng ghi ơn với những thế hệ đã ngã xuốn vì hòa bình dân tộc.

Trên đường về, đoàn ghé thăm Nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi để tỏ lòng ghi ơn với những thế hệ đã ngã xuống vì hòa bình dân tộc.

Chuyến trải nghiệm dành cho cán bộ lớp học kỳ Summer kết thúc. Đoàn hẹn gặp lại ở học kỳ tiếp theo.

Chuyến trải nghiệm dành cho cán bộ lớp học kỳ Summer kết thúc. Đoàn hẹn gặp lại ở học kỳ tiếp theo.

Dy Khoa

Ảnh: Facebook

Ý kiến

()