Chúng ta

Sinh viên FPT đón Tết ở xứ người

Thứ bảy, 23/2/2013 | 11:49 GMT+7

Dù ở kinh đô ánh sáng, lang thang quảng trường Đỏ, hưởng khí hậu ấm nóng ở xứ sở chuột túi hay tất bật ở đất nước mặt trời mọc, các chàng trai cô gái đều chung dòng tâm sự: "Nhớ nhà, thèm bánh chưng, thèm Tết và thèm được nói tiếng Việt".
> Đón Giao thừa xa xứ

Có mặt tại Rouen (Pháp) theo chương trình trao đổi sinh viên, Tiến Hùng và Trần Phượng, sinh viên ĐH FPT, đang trong những ngày tất bật học hành. Khi bạn bè ở quê nhà vừa kết thúc những bài kiểm tra cuối cùng để bước vào kỳ nghỉ Tết hai tuần thì Hùng và Phượng vẫn nối tiếp những chuyến tàu điện và giờ giảng trên lớp.

Tết của Tiến Hùng tại Rouen, Pháp đơn giản là ngày bình thường của người dân nơi đây.

Tết của Tiến Hùng tại Rouen (Pháp) đơn giản là ngày bình thường của người dân nơi đây.

"Những ngày Tết lại thấy nhiều cảm xúc đan xen quá. Thế là năm nay không có bánh chưng, giò lụa, canh măng mẹ nấu. Đêm Giao thừa cũng chẳng có cả nhà quây quần bên nhau…", Phượng bùi ngùi chia sẻ.

Trần Phượng chia sẻ:

Trần Phượng chia sẻ: "Càng ngắm tuyết trắng càng nhớ Tết ở Việt Nam".

Cái Tết đầu tiên không chỉ xa nhà mà còn xa xứ, hẳn chẳng bao giờ dễ dàng với du học sinh nhất là các bạn nữ. Hoài Thu, nữ sinh viên ngành Kinh tế, đang có mặt ở Matxcơva (Nga) theo chương trình tình nguyện dành cho sinh viên toàn cầu cũng đón Tết xứ người. Cô đã chia sẻ qua e-mail cảm xúc tủi thân của lần đầu ăn Tết ở xứ lạ. Dù có nét hăm hở của trải nghiệm lần đầu tiên được hưởng không khí "năm mới" ở một nơi mới với những con người mới, nhưng cũng như Hùng và Phượng, cảm giác da diết nhớ những thứ bình dị nhất ở nhà là điều không thể tránh khỏi.

Thu xác định rằng, khoảng thời gian nghỉ Tết sẽ đi làm như bình thường. Bên cạnh đó, cô cũng góp mặt ở Hội sinh viên người Việt tại thủ đô nước Nga để cùng tham gia các bữa tiệc xuân nho nhỏ. Còn Hùng và Phượng đã "lên lịch" từ lâu và thấy được an ủi khi Giao thừa năm nay trùng đúng vào dịp cuối tuần. Hai bạn cùng Hội sinh viên Rouen tụ tập tổ chức tiệc Giao thừa.

Ở nhà mọi người nghỉ Tết, ở Maxtcova, Hoài Thu vẫn đi làm như ngày thường.

Hoài Thu vẫn đi làm như ngày thường vào dịp Tết Nguyên đán.

"Tuy bên này đón Giao thừa muộn hơn ở Việt Nam 6 tiếng do chênh lệch múi giờ nhưng chúng em vẫn rất háo hức. Giao thừa em gọi điện về Việt Nam chúc Tết bố mẹ, cô dì chú bác và bạn bè", Phượng chia sẻ. Còn Hùng thì lên lịch đón Giao thừa cùng Phượng và các bạn trong Hội Sinh viên, sáng mùng 1 Tết rơi đúng vào Chủ nhật nên Hùng tụ tập bạn bè cùng nhau đi du xuân, chụp ảnh.

Dương Thanh Long là thủ khoa tốt nghiệp ĐH FPT năm 2011 đồng thời là người giành học bổng tự do Eramus Mundus của Liên minh châu Âu. Năm 2012, Long đón Tết tại CH Czech với lịch học kín đặc. Trước đó, trong thời gian học đại học, cậu cũng đã có "thâm niên" đón hai cái Tết ở Nhật theo chương trình hợp tác giữa hai trường.

Lần thứ tư đón Tết xa xứ, Long có kinh nghiệm hơn hẳn và cũng thuận lợi hơn về lịch học. Cậu lên kế hoạch từ sớm và thu xếp khéo léo để về nhà ăn Tết cùng gia đình.

Dương Thanh Long có nhiều lần đón Tết ở nước ngoài.

Dương Thanh Long có nhiều lần đón Tết ở nước ngoài.

Là bạn đồng hành với Thanh Long trong cái Tết xa xứ ở Nhật những năm đại học, Thành Long gắn chặt duyên với đất nước này đến nỗi ngay sau khi ra trường, cậu được tuyển vào làm việc cho một trong những tập đoàn tài chính lớn của đất nước mặt trời mọc. Từ lâu, Nhật Bản đã ăn Tết theo lịch dương, nên ngày Tết của Thành Long không khác gì ngày thường. Khác với nỗi buồn chống chếnh năm đầu tiên, trong năm thứ hai "định cư" ở Nhật Bản, chàng kỹ sư CNTT quê Long Xuyên này xác định tinh thần "Tết là do mình tạo ra".

Thành Long (bên trái) trong một ngày cuối năm tại Nhật Bản.

Thành Long (bên trái) trong một ngày cuối năm tại Nhật Bản.

Cậu còn viết những dòng tự an ủi: "Tết là ở trong lòng mình. Tôi có thể ngồi trên tàu khi kim đồng hồ nhích dần đến giây cuối cùng trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Cũng có thể tôi đang ở đâu đó, lệch múi giờ Việt Nam và làm việc suốt 8 tiếng đồng hồ không ngơi nghỉ. Và cũng có thể tôi đón năm mới trong cái ngỡ ngàng khi kim đồng hồ chuyển sang giây cuối cùng của năm mới tự bao giờ".

Những bữa ăn ấm cúng với bạn bè đủ mặt đã là

Những bữa ăn ấm cúng với bạn bè đã là "rất Tết" với những người con xa xứ.

"Nhưng tôi vẫn thầm nguyện cầu cho những người mà tôi yêu thương được khỏe mạnh và viên mãn với cuộc sống của họ. Tôi vẫn giữ thói quen tra lịch âm và hô vang chúc mừng năm mới. Năm mới ở xứ người không có bánh chưng dưa hành, nhưng cũng ấm áp và tròn đầy theo cách riêng của nó", Thành Long tâm sự.

Thu Nga

Ảnh: NVCC

Ý kiến

()