Chúng ta

Những yếu tố giúp sinh viên làm việc tốt ở môi trường quốc tế

Thứ sáu, 2/12/2016 | 14:53 GMT+7

Kiến thức, sức khỏe, khả năng ngoại ngữ... là những điểm cộng để sinh viên Việt tự tin làm việc trong môi trường quốc tế. 

Toàn cầu hoá mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang tới không ít thách thức cho sinh viên Việt. Để có thể hòa nhập tốt khi làm việc tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia, sinh viên cần chủ động trang bị những kỹ năng cho mình ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường.

Kiến thức và sức khoẻ

Hai trong số các tiêu chí mà nhiều công ty nước ngoài chú trọng trong quy trình tuyển dụng nhân sự, đó là năng lực chuyên môn và độ dẻo dai của nhân viên. Trong đó, yếu tố sức khỏe của ứng viên được đòi hỏi cao không kém kiến thức chuyên ngành, đặc biệt là những thị trường khó tính như Bắc Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản. Do đó, ngoài việc học, sinh viên cần phải thường xuyên rèn luyện sức khỏe để nâng cao cơ hội ứng tuyển vào các công ty nước ngoài.

Làm việc trong ngành Phần mềm tại Tokyo (Nhật Bản) - Thành Long, cựu sinh viên Đại học FPT, cho biết, thời sinh viên, cậu từng vất vả với chương trình học khá nặng ở trường. Hầu hết giáo trình chuyên ngành ở FPT đều bằng tiếng Anh. Long phải học song song cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật và võ Vovinam để rèn thể lực, kỷ luật. Tuy nhiên, cũng nhờ quá trình rèn luyện này, khi làm trong điều kiện khắc nghiệt tại Nhật Bản, Long dễ dàng bắt nhịp công việc.

Vovinam được chọn là môn thể chất bắt buộc tại Đại học FPT cũng như tại các đơn vị thành viên khác của Tổ chức giáo dục FPT.

Vovinam được chọn là môn thể chất bắt buộc tại Đại học FPT cũng như tại các đơn vị thành viên khác của Tổ chức giáo dục FPT.

“Hồi mới được tuyển sang Nhật làm việc, mình rất áp lực khi phải đáp ứng yêu cầu tốc độ nhanh, hiệu suất cao và cường độ làm việc lớn. Tuy nhiên, chỉ trong vòng nửa năm, mình đã bớt sợ đi làm và dần hoà nhập với môi trường công sở", Thành Long chia sẻ và nhận định, để làm việc tại đất nước mặt trời mọc, sinh viên phải có vốn tiếng Nhật tốt, kiến thức chuyên môn đạt chuẩn quốc tế và sức khỏe dẻo dai.

Sau 5 năm bám trụ thành công ở Nhật Bản, Thành Long cho rằng để đạt được những kỹ năng này, sinh viên cần thiết chọn học tại những trường đại học chuẩn và chủ động học tập, rèn luyện theo những tiêu chuẩn của thị trường lao động quốc tế ngay từ khi còn đi học.

Ngoại ngữ và tư duy cởi mở 

Đang làm Trưởng nhóm dự án (Project manager) cho một công ty tại Thượng Hải (Trung Quốc), Nguyễn Thị Ngọc, cựu sinh viên một trường đại học lớn ở Hà Nội, cho rằng ngoại ngữ cũng là yếu tố bắt buộc khi muốn làm việc tại công ty nước ngoài.

Xuất thân từ khoa tiếng Trung, Ngọc được công ty cử sang làm việc tại văn phòng Thượng Hải, nhưng làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nên Ngọc đồng thời phải sử dụng thêm tiếng Anh. “Khi mới qua Trung Quốc, khả năng tiếng Anh của mình còn khá yếu, để đáp ứng yêu cầu công việc mình phải tự học”, Ngọc tâm sự.

Làm việc trong môi trường quốc tế, Ngọc cho biết tính chất công việc rất linh hoạt và đòi hỏi nhân sự luôn sẵn sàng thích nghi cũng như học hỏi điều mới. Do vậy, ngoài ngoại ngữ, theo cô khả năng học hỏi, tư duy cởi mở cũng là yếu tố quan trọng để khẳng định bản thân.

Chọn học tập tại ngôi trường có nhiều sinh viên quốc tế cũng là cách để sinh viên Việt dễ dàng hoà nhập với môi trường làm việc đa quốc gia sau tốt nghiệp.

Chọn học tập tại ngôi trường có nhiều sinh viên quốc tế cũng là cách để sinh viên Việt dễ dàng hoà nhập với môi trường làm việc đa quốc gia sau tốt nghiệp.

Kỹ năng và thái độ

Một yếu tố quan trọng để có thể làm việc trong môi trường quốc tế, đó chính là tính độc lập chủ động và thể hiện bản thân. Từ các cấp học phổ thông, nhân sự của những thị trường lớn ở các nước phát triển đã được chú trọng rèn luyện về các kỹ năng như làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp, kỹ năng tồn tại... 

Từng nhiều năm làm công tác tuyển dụng cho công ty săn đầu người, chị Thiên Hương chia sẻ, các nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn những người có tinh thần học hỏi tiếp thu và khả năng làm việc đội nhóm tốt.

>> Tố Tố: "Ý chí quyết tâm giảm cân quan trọng nhất'

Theo VnExpress

Ý kiến

()