Chúng ta

Nhiều đồ án tốt nghiệp của sinh viên ĐH FPT có tính thực tiễn cao

Thứ năm, 1/1/2015 | 16:14 GMT+7

Ứng dụng công nghệ mới để hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo quy trình chặt chẽ, có khả năng thương mại hóa là điều mà không ít nhóm sinh viên ĐH FPT đã ghi điểm trong lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp tổ chức tại Hà Nội và TP HCM từ ngày 17 đến 27/12 vừa qua. 

Thẻ sử dụng dịch vụ ứng dụng công nghệ NFC

Xuất phát từ việc iPhone 6 ra đời và Google triển khai ứng dụng ví điện tử sử dụng công nghệ NFC chính là những tiền đề để nhóm sinh viên Trần Nguyễn Đăng Khoa, Đặng Ngọc Huy và Nguyễn Hoàng Tân thực hiện đồ án "Thẻ sử dụng dịch vụ" với mong muốn ứng dụng công nghệ này để tạo danh thiếp điện tử và vé điện tử, mang lại trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ cho người dùng.

Cụ thể, sử dụng vé sự kiện NFC, thông tin sẽ nằm trên điện thoại của người dùng, khi cần, người dùng sẽ ghi xuống thẻ và người soát vé chỉ cần chạm thẻ vào điện thoại để soát vé. Quá trình này chỉ mất khoảng 1 giây và tính tiện dụng cao khi điện thoại là vật bất ly thân với người dùng hiện nay. Nhóm đã thiết kế hệ thống trên nền tảng .Net framework 4.5 giao tiếp với ứng dụng đi động trên nền tảng Android thông qua Web API, áp dụng thuật toán K.Means, sử dụng thêm NoSQL Neo4j để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

Đồ án Thẻ sử dụng dịch vụ ra đời với mục đích đưa công nghệ NFC tới gần người dùng.

Ưu điểm của thẻ NFC là có tốc độ trao đổi dữ liệu rất nhanh, đảm bảo tính chính xác và chi phí thấp, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường và dễ sử dụng.

Ưu điểm của thẻ NFC là có tốc độ trao đổi dữ liệu rất nhanh, đảm bảo tính chính xác và chi phí thấp, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường và dễ sử dụng. Nó giải quyết những hạn chế của danh thiếp truyền thống, vé sự kiện truyền thống, vé điện tử chứa QR code như mất thời gian, lãng phí, sai sót, dễ hỏng, rách, thiếu thân thiện với môi trường...

Đồ án "Thẻ sử dụng dịch vụ" được hội đồng đánh giá cao về khả năng thương mại hóa, có thể triển khai cho số đông người dùng. “Trong tương lai, ngoài mảng danh thiếp và vé sự kiện, nhóm muốn thử sức trong lĩnh vực chứng minh nhân dân điện tử, thẻ y tế điện tử và thẻ định danh sản phẩm. Nhóm đang có kế hoạch giới thiệu sản phẩm với các công ty đầu tư công nghệ để đưa hệ thống vào thực tế”, trưởng nhóm Trần Nguyễn Đăng Khoa chia sẻ.

Kể về quá trình thực hiện đồ án, Đăng Khoa cho biết, các thành viên gặp nhiều khó khăn liên quan đến thiết bị cũng như môi trường phát triển vì công nghệ còn quá mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm đã đạt được mục tiêu đề ra, cho ra mắt 2 sản phẩm cụ thể là danh thiếp điện tử NFC và vé sự kiện NFC trong thời gian 4 tháng. 

Ứng dụng giúp liên kết các giáo xứ

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong việc quản lý thông tin trong các giáo xứ hiện nay ở TP HCM, nhóm sinh viên Huỳnh Minh Khôi (trưởng nhóm), Huỳnh Minh Tuấn và Lê Minh Quân đã cùng bắt tay thực hiện đồ án "Hệ thống quản lý giáo xứ" dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Đức Khoan. Đồ án được đánh giá là một đề tài mới, lần đầu có mặt trong lễ bảo vệ đồ án tại ĐH FPT.

Đồ án ra đời hướng đến mục đích tạo liên kết giữa các giáo xứ, quản lý, thống kê cũng như thuận tiện trong vệc chuyển đổi thông tin qua lại giữa các giáo xứ. Trong 4 tháng, nhóm triển khai đề tài này từ việc tìm hiểu các vấn đề liên quan trong việc quản lý, những hạn chế của các chương trình offline cũ để từ đó bổ sung, nâng cao những chức năng cần thiết, thiết thực trong quá trình phát triển.

Đồ án của nhóm xuất phát từ nhu cầu thực tế trong việc quản lý thông tin trong các giáo xứ hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh.

Đồ án của nhóm xuất phát từ nhu cầu thực tế trong việc quản lý thông tin trong các giáo xứ hiện nay ở TP HCM.

Với ứng dụng này, thông tin của một giáo dân/gia đình sẽ được lưu trữ và chuyển đi một cách dễ dàng. Đồng thời có thể cấu hình những yêu cầu chung phục vụ cho sự đồng bộ giữa các giáo xứ và giúp người dùng kiểm tra những dữ liệu chưa chuẩn để thông tin được rõ ràng hơn. 

Nhận dạng vân tay ứng dụng trong các thiết bị di động dùng nguồn pin

Xuất phát từ sự phát triển của các thiết bị di động thông minh và nhận thấy nhận dạng vân tay là một trong những tính năng cần thiết, nhóm sinh viên Dương Mẫn Tiệp, Cao Thanh Thế Việt và Mai Đăng Huy đã cho ra đời thiết bị "Thiết kế và hiện thực module nhận dạng vân tay ứng dụng trong các thiết bị di động dùng nguồn pin".

Là một đồ án thuộc hệ thống nhúng, ứng dụng này đòi hỏi những thiết bị phần cứng để xây dựng một module nhận dạng vân tay như board mạch chính và cảm biến vân tay. Sau khi đã có phần cứng, nhóm tìm hiểu thuật toán xử lý nhận dạng vân tay và hiện thực thuật toán bằng việc lập trình và hoàn thành module. Cuối cùng, nhóm phát triển những ứng dụng trên các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android và Windows để làm việc với module. Điểm thú vị của đề tài là khả năng giao tiếp của module với các thiết bị khác, giúp tăng khả năng hoạt động, mở rộng chức năng cho module.

Đồ án hướng tới phát triển một thiết bị có khả năng nhận dạng vân tay và có thể giao tiếp với các thiết bị di động thông qua kết nối USB.

Đồ án hướng tới phát triển một thiết bị có khả năng nhận dạng vân tay và có thể giao tiếp với các thiết bị di động thông qua kết nối USB.

Theo tư vấn từ hội đồng chấm bảo vệ đồ án, trong tương lai, sản phẩm cần thu nhỏ hơn nữa kích thước, tăng khả năng lưu trữ và phát triển thêm các kết nối không dây. Từ đó, ứng dụng có thể hướng tới hỗ trợ cảnh sát điều tra hoặc kết hợp với các máy móc trong công trường, nhà máy, công xưởng để cấp quyền kích hoạt những máy móc này... Trưởng nhóm Dương Mẫn Tiệp cũng chia sẻ về những khó khăn mà nhóm gặp phải, từ việc tìm mua phần cứng đến đưa thuật toán lên board với nguồn tài nguyên hạn chế. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ và quyết tâm của các thành viên trong nhóm, những khó khăn đã dần dần được giải quyết.

Hỗ trợ liên kết tài xế xe ôm và người dùng dịch vụ

Đồ án "Hỗ trợ tài xế xe ôm" ra đời từ ý tưởng các tài xế xe ôm thường không có đặc điểm để dễ nhận biết, họ di chuyển thường xuyên nên việc tìm kiếm trở nên khó khăn đối với người có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Với thực tế này, nhóm các sinh viên Nguyễn Duy Phương (nhóm trưởng), Nguyễn Anh Tuấn và Mai Tuấn Thành đã xây dựng một hệ thống để các tài xế đăng ký thông tin cơ bản như họ tên, địa điểm thường đứng… nhằm hỗ trợ họ cập nhật địa điểm hiện tại tự động thông qua GPS hoặc nhập vào địa điểm hiện tại của họ. Các thông tin của tài xế được tổng hợp và đưa ra những gợi ý tài xế thích hợp với nhu cầu của người sử dụng dịch vụ này.

Bên cạnh đó, các tài xế xe ôm có thể nhận được các yêu cầu từ hành khách thông qua ứng dụng di động hoặc tin nhắn SMS và người cung cấp dịch vụ có thể chấp nhận/từ chối yêu cầu từ khách hàng trực tiếp thông qua ứng dụng hệ thống cung cấp.

Các thông tin của tài xế được tổng hợp và đưa ra những gợi ý tài xế thích hợp với nhu cầu của người sử dụng dịch vụ này.

Với đồ án "Hỗ trợ tài xế xe ôm", các thông tin của tài xế được tổng hợp và đưa ra những gợi ý tài xế thích hợp với nhu cầu của người sử dụng dịch vụ này.

Trong tương lai, đồ án sẽ phát triển thêm các ứng dụng trên nền tảng khác như iOS, Windows Phone; phát triển thêm các tính năng như hỗ trợ tài xế báo giá, hỗ trợ hành khách theo dõi hành trình chuyến đi, hoàn thiện các ràng buộc về quy trình tìm kiếm và yêu cầu tài xế để có thể ứng dụng trong thực tế.

Song identification system - nhận diện bài hát trong 15 giây

Thoảng nghe được một điệu nhạc khiến mình ngẩn ngơ, hẳn nhiều người trong chúng ta đều muốn tìm ra trọn vẹn tác phẩm, nhưng ý muốn đó không phải lúc nào cũng có thể thực hiện. Giờ đây, với phần mềm Song identification system - một ứng dụng chạy trên Android, người dùng smartphone hoàn toàn có thể làm được điều này.

Đây cũng là sản phẩm đồ án của nhóm sinh viên Nguyễn Ngọc Tân, Hồ, Vĩnh Thịnh, Nguyễn Hữu Duy, Nguyễn Hoàng Điệp, Nguyễn Trọng Đại, Lê Thanh Tùng. Với “Song identification system”, người dùng chỉ cần nhập vào đoạn nhạc mình muốn, sau tối đa 15 giây, hệ thống sẽ truy tìm và cho ra kết quả là bài hát hoặc bản nhạc gốc. Tuy mới chỉ phát triển ở quy mô nhỏ, với dữ liệu khoảng 1.000 bài hát, nhưng "Song identification system" đã gây ấn tượng mạnh với hội đồng bảo vệ đồ án tốt nghiệp cũng như khán giả có mặt tại buổi lễ bảo vệ.

Với “Song identification system”, người dùng chỉ cần nhập vào đoạn nhạc mình muốn, sau tối đa 15 giây, hệ thống sẽ truy tìm và cho ra kết quả là bài hát hoặc bản nhạc gốc.

Với “Song identification system”, người dùng chỉ cần nhập vào đoạn nhạc mình muốn, sau tối đa 15 giây, hệ thống sẽ truy tìm và cho ra kết quả là bài hát hoặc bản nhạc gốc.

Chia sẻ về sản phẩm của mình, bạn Nguyễn Ngọc Tân cho biết, ý tưởng đồ án bắt nguồn từ một sở thích của Tân hồi nhỏ, đó là thích sưu tập các bài hát trên TV. Sau này khi làm đồ án tốt nghiệp, nhóm đã chọn ý tưởng này để nghiên cứu và phát triển.

Từng bước nghiên cứu tài liệu, lý thuyết, hướng đi cho đồ án của mình, đã có lúc nhóm của Tân định bỏ cuộc vì khó, nhưng rồi các thành viên cố gắng từng chút một. Tận dụng thế mạnh của mỗi thành viên, tham khảo ý kiến thầy giáo hướng dẫn, nhóm đã từng bước hoàn thiện đồ án trong 4 tháng.

LED cube remote - khối lập phương thông minh

"Led cube remote" của nhóm sinh viên Hoàng Ngọc Lộc, Phạm Xuân Đạt, Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Anh Tài là một sản phẩm tương đối hoàn thiện. Sản phẩm được ứng dụng để trang trí và cho phép người dùng điều khiển dễ dàng thông qua smartphone.

Cụ thể, người dùng có thể lựa chọn hiệu ứng, gửi chữ để hiển thị trên khối LED hay điều khiển chức năng nháy đèn theo điệu nhạc… 

người dùng có thể lựa chọn hiệu ứng, gửi chữ để hiển thị trên khối LED hay điều khiển chức năng nháy đèn theo điệu nhạc…

"LED cube remote" giúp người dùng có thể lựa chọn hiệu ứng, gửi chữ để hiển thị trên khối LED hay điều khiển chức năng nháy đèn theo điệu nhạc…

“Với công đoạn khá phức tạp này, nhóm nhiều lần phải thử đi thử lại, làm đi làm lại vô cùng vất vả… Khi đồ án hoàn thiện thì kỹ năng…hàn của các thành viên đều khá lên trông thấy. Đáng sợ nhất là gần ngày bảo vệ thử thì sản phẩm xảy ra một lỗi rất nghiêm trọng mà chúng em không ngờ được. Vậy là, cả nhóm họp lại và quyết định dành nguyên một đêm để tìm ra cách khắc phục”, Hoàng Ngọc Lộc cho biết.

Trong tương lai, nếu có điều kiện, nhóm mong muốn tiếp tục phát triển sản phẩm theo hướng như sử dụng bóng RGB tạo ra nhiều màu sắc hơn cho sản phẩm, biến sản phẩm thành hình tròn, hình chữ nhật để hiệu ứng bắt mắt hơn hay để hiển thị nội dung quảng cáo.

System for testing Hardware Device - sản phẩm được ứng dụng tại FPT

“System for testing Hardware Device” của nhóm sinh viên Nguyễn Viết Cường, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Nam Lâm, Trần Quang Minh, Nguyễn Khắc Hoàng cũng là một trong những đồ án được đánh giá cao và đã được ứng dụng tại Công ty Giải pháp Công nghệ FPT (FTS).

"System for testing Hardware Device" có thể ứng dụng trên nhiều lĩnh vực như: Kiểm định độ chịu nhiệt và ẩm của các sản phẩm; Ứng dụng trong y tế để bảo quản thuốc, dược phẩm…

"System for testing Hardware Device" có thể ứng dụng trên nhiều lĩnh vực như: Kiểm định độ chịu nhiệt và ẩm của các sản phẩm; Ứng dụng trong y tế để bảo quản thuốc, dược phẩm…

Với bề ngoài như một chiếc tủ, đồ án là thiết bị có thể kiểm tra khả năng chịu nhiệt và độ ẩm của một số sản phẩm như điện thoại, laptop… khi được đưa vào “buồng test” bên trong tủ. Thiết bị có thể kết nối với điện thoại Android thông qua Bluetooth để điều khiển nhiệt độ và độ ẩm bên trong buồng test.

Sản phẩm có thể ứng dụng trên nhiều lĩnh vực như: Kiểm định độ chịu nhiệt và ẩm của các sản phẩm; Ứng dụng trong y tế để bảo quản thuốc, dược phẩm… Với quy mô lớn như nhà kính kín, sản phảm giúp tạo môi trường nhân tạo với điều kiện thích hợp để phục vụ gieo trồng hoặc bảo quản nông sản trong nông nghiệp.

Đợt bảo vệ đồ án tháng 12 là đợt bảo vệ cuối cùng của năm 2014 dành cho sinh viên ĐH FPT khối ngành Kinh tế  - Tài chính và khối ngành CNTT. Từ ngày 17 đến 20/12 tại hội trường Innovation, TP HCM, 23 nhóm sinh viên thuộc khối ngành Công nghệ thông tin tham gia buổi lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Ngày 26-27/12, 171 sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm bảo vệ đồ án tại tòa nhà Detech, Hà Nội.

(Theo ĐH FPT)

Ý kiến

()