Chúng ta

'Nếu không thay đổi, FPT Shop sẽ bị đào thải và biến mất'

Thứ ba, 28/11/2017 | 10:56 GMT+7

Theo PTGĐ FPT Retail Nguyễn Việt Anh, 5 năm qua, FPT Shop đã đạt những thành công nhất định và khẳng định được vị thế của mình. 5 năm tiếp theo, FPT Shop sẽ phải tiếp tục thay đổi nếu không muốn bị đào thải khỏi thị trường bán lẻ vốn luôn cạnh tranh khốc liệt.

"Nokia từng là một tượng đài của làng công nghệ. Tuy nhiên, sự thiếu nhạy bén trong thay đổi đã khiến thương hiệu này không còn là chính họ. Họ bị mua lại bởi Microsoft. Do đó, trong 5 năm tiếp theo, FPT Shop sẽ phải tiếp tục thay đổi để bắt kịp với xu hướng và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau", PTGĐ FPT Retail Nguyễn Việt Anh chia sẻ với gần 160 quản lý giỏi trong chương trình Open Talk của Ngày hội chuyên môn khu vực phía Nam diễn ra hôm 23/11. 

Sau 5 năm thành lập và phát triển, FPT Shop đã trở thành nhà bán lẻ lớn thứ 2 tại thị trường Việt Nam. Hiện đơn vị vận hành khoảng 465 cửa hàng tại 63 tỉnh, thành trên toàn quốc; đứng số 1 về thị phần máy tính xách tay (laptop), chiếm 27-28%; Chiếm 40-45% thị phần Apple trên toàn quốc; Đứng thứ 2 về thị phần điện thoại (cứ 100 điện thoại bán ra thị trường Việt Nam thì có 17-20 máy từ hệ thống bán lẻ của FPT)...

Năm 2016, doanh thu của đơn vị đạt 10.500 tỷ đồng và đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu 27,5% và lợi nhuận trên 40% trong năm nay. 

Năm 2017 cũng đánh dấu cột mốc quan trọng khi FPT Retail bán 35% cổ phần cho các nhà đầu tư Dragon Capital, VinaCapital. Đó là sự khẳng định tiềm năng và niềm tin của nhà đầu tư dành cho FPT Retail. 

PTGĐ FPT Retail Nguyễn Việt Anh chia sẻ với gần 160 quản lý giỏi trong chương trình Open Talk của Ngày hội chuyên môn khu vực phía Nam.

PTGĐ FPT Retail Nguyễn Việt Anh chia sẻ với gần 160 quản lý giỏi trong chương trình Open Talk của Ngày hội chuyên môn khu vực phía Nam.

"5 năm đã qua của FPT Shop như một chặng đường của một đứa trẻ sinh ra, dò dẫm tập đi và học lớp mầm non. 5 năm tiếp theo là giai đoạn rất quan trọng bởi đứa trẻ đó phải trưởng thành và tăng trưởng. Chúng ta thay đổi không phải vì chiến lược của chúng ta 5 năm qua không đúng, mà thay đổi để phù hợp với môi trường cạnh tranh hiện tại và cần tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tiếp theo", anh Việt Anh bày tỏ.

Vậy FPT Shop cần làm những gì để thay đổi? PTGĐ FPT Retail cho hay, đơn vị sẽ tập trung vào 3 từ khóa chính. Thứ nhất là dự án "We love FPT Shop" lấy khách hàng làm trọng tâm. Bởi khách hàng mới chính là người trả lương cho mỗi cán bộ nhân viên (CBNV) FPT Retail. Không có khách hàng, CBNV sẽ không có lương. Chính vì vậy, trong thời gian sắp tới, "We love FPT Shop" sẽ ra mắt phiên bản thứ 3 với những thay đổi đáng kể trong cách phục vụ khách hàng, chăm sóc họ như người bạn, người thân.

Chúng ta phải thay đổi không phải vì chiến lược của chúng ta 5 năm qua không đúng, mà thay đổi để phù hợp với môi trường cạnh tranh hiện tại và cần tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tiếp theo", anh Việt Anh bày tỏ.

"Chúng ta thay đổi không phải vì chiến lược của chúng ta 5 năm qua không đúng, mà thay đổi để phù hợp với môi trường cạnh tranh hiện tại và cần tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tiếp theo", anh Việt Anh bày tỏ.

Thứ hai là đẩy mạnh chương trình F.Friends. Hiện thị trường gần như bão hòa trong việc mở rộng vùng phủ, do đó, FPT Shop cần phải tận dụng tối đa hệ thống hiện hữu và phát triển kênh khách hàng từ các doanh nghiệp, nhà máy. Thay vì ngồi chờ khách hàng đến shop, nhân viên có thể chủ động đi tìm khách hàng và mang sản phẩm/dịch vụ đến tận nơi. Tính đến nay, F.Friends đã có khoảng 2.000 doanh nghiệp trên toàn quốc với 500.000 thành viên tham gia, đóng góp khoảng 6% doanh số cho FPT Shop. 

Thứ ba là mở rộng chương trình trợ giá điện thoại (Subsidy) cho nhiều dòng sản phẩm, nhiều nhà mạng hơn.  

Dù chỉ có khoảng 30 phút trò chuyện nhưng những chia sẻ của PTGĐ FPT Retail đã mang đến hứng khởi cho tất cả người tham dự, kỳ vọng về sự tăng trưởng mạnh mẽ trong chặng đường 5 năm tiếp theo. Đặc biệt hơn, công ty sẽ phát hành cổ phiếu thưởng cho những quản lý shop (SM), quản lý khu vực (ASM)... có thành tích tốt nhất và thời gian cống hiến lâu năm. 

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) thành lập ngày 8/3/2012 với hai thương hiệu chính là FPT Shop và F.Studio by FPT - đại lý được ủy quyền chính thức của Apple tại Việt Nam ở cấp độ cao cấp nhất.

Sau 5 năm hoạt động, FPT Retail đã phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng rộng khắp trên toàn quốc ở 63 tỉnh thành, tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng khi là nhà bán lẻ đứng thứ 1 về thị phần máy tính xách tay tại Việt Nam, đứng thứ 2 về thị phần điện thoại và là nhà bán lẻ Apple chính hãng hàng đầu tại Việt Nam với đầy đủ các chuẩn cửa hàng từ cấp độ cao nhất APR. 

Tính đến nay, FPT Retail có với gần 5.000 nhân sự trên toàn quốc. FPT Retail cũng vinh dự nhận nhiều giải thưởng lớn trong lĩnh vực Bán lẻ như: Top 100 giải thưởng “Sản phẩm, dịch vụ uy tín chất lượng” do người tiêu dùng bình chọn (Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức); Thương hiệu mạnh Việt Nam liên tiếp trong 3 năm 2013, 2014, 2015 (Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức); Nhà bán lẻ được yêu thích nhất 2016 do Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn; Nhà bán lẻ ưa chuộng nhất năm 2017 (Best Cup 2017) do độc giả PC World Việt Nam bình chọn... Theo Euromonitor và Retail Asia Publishing, FPT Shop cũng là nhà bán lẻ hiệu quả nhất Việt Nam xét về chỉ tiêu doanh thu trên diện tích sàn với 15.717 USD trên mỗi m2.  

Năm 2016, FPT Retail là đơn vị có mức tăng tưởng cao nhất FPT. Doanh thu của mảng bán lẻ là 10.585 tỷ đồng, tăng trưởng 35% và lợi nhuận trước thuế là 259 tỷ đồng, tăng trưởng 44,2%.

Năm 2017, FPT Retail đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu 27,5% và lợi nhuận trên 40% thông qua đẩy mạnh doanh thu trên mỗi cửa hàng, tiếp tục mở rộng quy mô chuỗi bán lẻ tới những vùng miền mà sản phẩm điện thoại thông minh ít hiện diện. Kết thúc 7 tháng đầu năm, FPT Retail đạt doanh thu 7.147 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ 2016. Bình quân mỗi ngày đơn vị thu về hơn 35 tỷ đồng, tăng gần 30% so với mức 27 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế của FPT Shop đạt 165 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ. Doanh thu bán hàng trực tuyến đạt 1.154 tỷ đồng, tăng 109%. 

Mới đây, Tập đoàn FPT đã bán 30% vốn tại FPT Retail (giảm tỷ lệ sở hữu từ 85% hiện tại xuống 55%) cho các tổ chức đầu tư tài chính. Tiếp đó, FPT sẽ bán tối đa 10% (giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 50%) cho nhà đầu tư khác thông qua các công ty chứng khoán. 

>> Quản lý shop 'bật' sếp trong ngày hội chuyên môn

Hà Dương

Ý kiến

()