Chúng ta

'Muốn thành công, đừng thụ động'

Chủ nhật, 8/4/2018 | 10:29 GMT+7

“Sự thụ động và an phận chính là hai nhược điểm lớn nhất mà nhiều người mắc phải. Chính vì lẽ đó mà có nhiều người kinh nghiệm làm việc 5 năm hay thậm chí 10 năm, 20 năm vẫn chỉ là nhân viên", anh Võ Hoàng Linh, GĐ Công ty Cổ Phần Giải pháp EZ chi nhánh Đăk Lăk, chia sẻ.

Ngày 6/4, FPT Polytechnic Tây Nguyên đã tổ chức buổi giao lưu “Trở thành manager trước 25 tuổi” với sự tham gia của hàng trăm sinh viên cùng doanh nghiệp. Hoạt động nhằm giúp sinh viên bổ sung kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để thích ứng và phát triển trong môi trường doanh nghiệp.

Khách mời là anh Võ Hoàng Linh, GĐ Công ty Cổ Phần Giải pháp EZ chi nhánh Đăk Lăk. Linh là cựu sinh viên ĐH FPT nên thấu hiểu về môi trường học tập lẫn phương pháp đào tạo nhà F. Từ những trải nghiệm của chính bản thân, anh đã cung cấp cho sinh viên rất nhiều kiến thức bổ ích như làm thế nào để dung hòa giữa việc học và làm thêm, làm sao để bản thân luôn nỗ lực cố gắng chứ không phụ thuộc vào gia đình... Theo anh, có rất nhiều trường hợp sinh viên dễ dãi với bản thân do quá phụ thuộc vào việc trợ cấp của gia đình, nên thường nản chí và bế tắc khi gặp khó khăn.

images-131523380938477733-0a57-7689-7292

Sinh viên FPT cần chủ động tìm kiếm cơ hội ngay trên ghế nhà trường.

Khi được sinh viên Dương Thành Vũ, chuyên ngành CNTT - Ứng dụng phần mềm, đặt câu hỏi: “Con đường nào để giúp sinh viên có thể trở thành một leader sớm nhất?”. Linh cho biết nếu mỗi ngày tỉnh giấc, mỗi người luôn đặt cho mình một câu hỏi, một mục tiêu thì sẽ tự thúc đẩy sự phát triển cho chính bản thân, bởi có thắc mắc, có muốn đi tìm câu trả lời thì mới tiến bộ và có thể hơn được những người khác.

"Sự thụ động và an phận chính là hai nhược điểm lớn nhất mà nhiều người mắc phải. Chính vì lẽ đó mà có nhiều người kinh nghiệm làm việc 5 năm hay thậm chí 10 năm, 20 năm vẫn chỉ là nhân viên bởi họ không chủ động trong công việc, cũng như không bao giờ đặt câu hỏi cho bản thân. Câu hỏi lớn nhất mà các bạn phải luôn luôn nhớ: Tại sao người ta làm được mà mình không làm được?", anh nói.

Phạm Trí Nguyên, cựu sinh viên ngành Lập trình máy tính - Thiết bị di động, chia sẻ, sau khi tốt nghiệp cũng đã thử làm qua một vài công ty nhưng môi trường chưa phù hợp. Khi biết FPT Polytechnic Tây Nguyên có chương trình giao lưu với lãnh đạo trẻ đã đăng ký tham dự để có dịp được lắng nghe những kiến thức thực tế từ người thành công đi trước. "Qua buổi nói chuyện, tôi cảm thấy tự tin hơn và hy vọng sẽ sớm tìm được môi trường phù hợp với bản thân", Nguyên chia sẻ.

Cuối chương trình, sinh viên còn tham gia làm bài kiểm tra năng lực để đánh giá khả năng nhằm tìm kiếm cơ hội trở thành cộng tác viên cho công ty. Được biết các nhân viên chủ chốt của công ty tại chi nhánh Buôn Mê Thuột đều là cựu sinh viên FPT. 

"Phần lớn nhân viên của công ty đều tốt nghiệp từ FPT Polytechnic Tây Nguyên. Tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp với họ nên cảm thấy sinh viên ở đây đang được học tập trong một môi trường tốt. Mọi người được đào tạo những kiến thức mới, được rèn luyện các kỹ năng cần thiết và có nhiều hoạt động thực tế rất phù hợp với môi trường doanh nghiệp", Linh đúc kết.

>> Nam sinh FPT bật mí nguyên nhân chọn 'cao đẳng bỏ đại học'

Việt Nguyễn - Phan Vi

Ý kiến

()