Chúng ta

'Memory Grand Master giúp chiến thắng sợ hãi và lười biếng'

Thứ hai, 26/1/2015 | 12:02 GMT+7

“Khó khăn lớn nhất của em là nỗi sợ hãi và sự lười biếng mỗi khi tham gia vào một chương trình nào đó có quy mô lớn. Tuy nhiên, ý chí thôi thúc phải chiến thắng bản thân đã khiến em bớt lo lắng hơn để hoàn thành bài thi của mình”, sinh viên Phạm Thị Ngọc Châu, ĐH FPT, bộc bạch. 

15 sinh viên ĐH FPT đã xuất sắc vượt qua yêu cầu của kỳ thi kiểm tra năng lực não bộ - Memory Grand Master diễn ra ngày 16/1 vừa qua. Đây là bước đệm vững chắc để các em có cơ hội tham dự những kỳ thi quốc gia và khu vực.   

Tân sinh viên khóa 10 ngành CNTT Nhiêu Sĩ Lực chia sẻ, đây là kỳ thi lớn nhất đối từ trước tới nay của bản thân. “Hành trình khám phá não bộ” kéo dài 3 tháng, thời gian không dài nhưng ít nhiều giúp em cải thiện trí nhớ của mình và cũng muốn có một sự thử thách cho bản thân. Khi chờ ngoài phòng thi, em cảm thấy hồi hộp nhưng rồi được sự động viên của cô Nguyễn Hồng Phương (Trưởng Ban Đào tạo ĐH FPT) và các cô trong Ban tổ chức nên em cảm thấy rất tự tin, thoải mái”.

Nhớ lại khoảng thời gian đầu khi mới tham gia khóa học, Lực bộc bạch: “Lúc mới học em rất lo lắng bởi không thể nào đoán thứ từ một ngày bất kỳ với thời gian dưới 5 giây. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến việc thuộc và đọc lại 50 số ngẫu nhiên”.

Em sẽ tiếp tục ôn luyện để rút ngắn thời gian học 50 số và luyện tập áp dụng kỹ thuật ghi nhớ vào môn tiếng Anh”

"Em sẽ tiếp tục ôn luyện để rút ngắn thời gian học 50 số và luyện tập áp dụng kỹ thuật ghi nhớ vào môn tiếng Anh”, Lực chia sẻ.

Nói thêm về khoảng thời gian cùng TS. Nguyễn Hồng Phương và các bạn theo đuổi "Hành trình khám phá não bộ", Lực cho biết, ngoài kỹ năng ghi nhớ được học, lớp còn được vận động bằng các bài thể dục giải tỏa căng thẳng trước khi bước vào luyện tập. Điều đặc biệt là mỗi thành viên khi vào nhóm đều được học 13 cam kết danh dự bằng phương pháp trí nhớ. Các cam kết này giúp mỗi thành viên có ý thức trách nhiệm và quyết tâm trong việc tham gia các hoạt động của nhóm.

“Việc rèn luyện trí nhớ giúp em có thể nhớ được các con số, danh sách các đồ vật, công việc một cách dễ dàng ngoài ra còn biết được thứ từ ngày tháng mà không cần phải xem lịch. Em sẽ tiếp tục ôn luyện để rút ngắn thời gian học 50 số và luyện tập áp dụng kỹ thuật ghi nhớ vào môn tiếng Anh”, tân sinh viên khóa 10 hồ hởi .

Chia sẻ về lý do tham gia "Hành trình khám phá năng lực não bộ", sinh viên Phạm Thị Ngọc Châu (khóa 6, chuyên ngành Kinh tế) nhớ lại: “Khi bắt đầu tuần lễ định hướng của sinh viên khóa 10, em thấy trên trang cá nhân của cô Nguyễn Hồng Phương có đăng thông báo về lớp học rèn luyện trí nhớ nhưng chỉ dành cho tân sinh viên. Cơ hội đã mỉm cười với em khi có thông báo từ trường về việc cô Phương tạo điều kiện cho sinh viên ở tất cả các khóa tham gia rèn luyện để đạt chứng chỉ Memory Grand Master. Và em đã đăng ký không bỏ qua cơ hội quý giá này”.

Tham gia “Hành trình khám phá não bộ”, sinh viên đã được học các kỹ thuật chuyên sâu về trí nhớ, được chia sẻ cách tạo động cơ tốt trong cuộc sống, học cách chiến thắng được sự trì hoãn của bạn thân… Ngoài buổi luyện tập trên lớp, sinh viên cần dành thời gian để tự ôn luyện.

ý chí thôi thúc mình phải chiến thắng bản thân đã khiến em bớt lo lắng hơn để hoàn thành bài thi của mình khá tốt. Và kết quả là em đã chiến thắng bản thân một cách hùng hồn”, Ngọc Châu trải lòng.

"Ý chí thôi thúc phải chiến thắng bản thân đã khiến em bớt lo lắng hơn để hoàn thành bài thi của mình khá tốt. Và kết quả là em đã chiến thắng bản thân một cách hùng hồn”, Ngọc Châu trải lòng.

Ngọc Châu cũng có cách học rất riêng để luyện phản xả cho não, nữ sinh viên này có một thói quen là chuyện gì cần nhớ sẽ viết vào giấy rồi để dưới gối. Sáng ra theo thói quen, em lấy ra học theo các phương pháp đã được TS. Nguyễn Hồng Phương hướng dẫn và nhớ mình phải làm gì trong ngày hôm đó. Cách này cũng được áp dụng vào việc học 100 hình ảnh tượng trưng cho 100 số từ 0 đến 99 và việc học bài ở trường. Buối tối trước khi đi ngủ, Châu sẽ soạn những thứ cần làm cho ngày hôm sau. Tuy nhiên, em cũng hay vẽ thêm các hình vẽ minh họa cho những thông tin đó, vừa học nhanh vừa nhớ lâu.

“Khó khăn lớn nhất của em là nỗi sợ hãi và sự lười biếng mỗi khi tham gia vào một chương trình nào đó có quy mô lớn. Tuy nhiên, ý chí thôi thúc phải chiến thắng bản thân đã khiến em bớt lo lắng hơn để hoàn thành bài thi của mình khá tốt. Và kết quả là em đã chiến thắng bản thân một cách hùng hồn”, Ngọc Châu trải lòng.

Trong khóa học này, điều vui nhất của Châu là được thường xuyên tiếp xúc và học hỏi từ “thần tượng” của mình – TS. Nguyễn Hồng Phương. Kết quả của khóa học được ứng dụng rất nhiều trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Ngọc Châu nhấn mạnh, mục tiêu lớn nhất mà em tham gia kỳ thi này là chiến thắng chính bản thân mình và việc đạt được chứng chỉ Memory Grand Master cũng quan trọng không kém.

“Trước đây em dành rất nhiều thời gian để học bài và nghiên cứu nhưng kết quả thu được không như mong muốn. Sau khi tham gia khóa học thì một ngày chỉ cần dành ra 2 tiếng nhưng hiệu quả đạt được lại hơn mong đợi”. Ngọc Châu tâm sự.

Trong một lần được nghe thầy Biswaroop - kỷ lục gia về trí nhớ và cơ thể - nói chuyện với sinh viên ĐH FPT về phương pháp tối ưu hóa năng lực trí nhớ, Huỳnh Thành Đạt (khóa 8, chuyên ngành CNTT) có dịp "mục sở thị" cách đọc xuôi, đọc ngược 50 chữ số và đọc thứ từ ngày tháng năm cực nhanh. Đạt chia sẻ, cậu mong muốn làm được như thầy, muốn áp dụng các phương pháp tối ưu trí nhớ vào việc học và thật may mắn khi TS. Nguyễn Hồng Phương mở lớp học này.

Từng tham gia nhiều cuộc thi học thuật lớn nhỏ nhưng với Đạt, đây là một kỳ thi đặc biệt. Chàng sinh viên CNTT cho hay, đợt kiểm tra vừa qua là một dạng đề thi đặt biệc thách đố, không phải là kiến thức như các môn học khác mà là thách thức chính một bộ phận trên cơ thể mình -  bộ não. Kỳ thi là một dạng phát triển khả năng bên trong của con người, không phải là IQ hay EQ, mà là “trí nhớ”.

Đạt cho biết, ngoài các kỹ năng mềm được ĐH FPT chú trọng đào tạo, việc bổ sung kỹ năng tối ưu hóa năng lực trí nhớ đã giúp ích rất nhiều cho bản thân trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Đạt cho biết, ngoài các kỹ năng mềm được ĐH FPT chú trọng đào tạo, việc bổ sung kỹ năng tối ưu hóa năng lực trí nhớ đã giúp ích rất nhiều cho bản thân trong học tập cũng như trong cuộc sống.

“Kỳ thi này còn đặc biệt ở chỗ là sự ngẫu nhiên. Thông thường mỗi đề thi, giám khảo sẽ soạn trước, còn ở Memory Grand Master, đề thi có thể chọn ngẫu nhiên các con số. Mọi thứ rất khách quan nhưng cũng áp lực cho thí sinh", Đạt bày tỏ.

Trong kỳ kiểm tra vừa qua, Đạt cũng là thí sinh đọc nhanh nhất 50 chữ số ngẫu nhiên trong vòng 2 phút 30 giây.

Nhớ lại về khoảng thời gian 3 tháng học tập miệt mài, điều hấp dẫn Đạt chính là các buổi giao lưu, chia sẻ cùng TS. Nguyễn Hồng Phương và các bạn trong lớp học này. Mỗi lần học, các em đều được cô Phương truyền lửa bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đạt cho biết, ngoài các kỹ năng mềm được ĐH FPT chú trọng đào tạo, việc bổ sung kỹ năng tối ưu hóa năng lực trí nhớ đã giúp ích rất nhiều cho bản thân trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Từ tháng 9/2014, ĐH FPT đã đưa khóa “Nâng cao năng lực não bộ” thành chương trình rèn luyện kỹ năng trong tuần lễ định hướng cho 100% tân sinh viên. Sinh viên được học cách tập trung để học tập và làm việc hiệu quả bằng việc liên tưởng, liên kết đến những hình ảnh, câu chuyện và hành trình xoay quanh đời sống thường ngày của mình với những kiến thức được học. Đây là hoạt động nhằm trang bị cho tân sinh viên những kỹ năng cần thiết để đạt kết quả tốt nhất trong 4 năm học sắp tới và cuộc sống sau này.

Trong khóa học này, các sinh viên được TS. Nguyễn Hồng Phương hướng dẫn các kỹ thuật học thuộc danh sách 20 đồ vật, học thuộc, đọc ngược và đọc xuôi 50 số, ghi nhớ danh sách công việc cần giải quyết, các nguyên tắc để nhớ các sự kiện lịch sử, số điện thoại, cụm số liệu, cách ghi nhớ các kiến thức được truyền đạt trong lớp, cách ghi nhớ nội dung chính của một quyển sách… và cách tính toán để biết thứ từ ngày tháng năm.

Sau khóa học cơ bản, 55 sinh viên đã quyết định theo đuổi tiếp "Hành trình khám phá não bộ". Tại đây, các em đã được học các kỹ thuật chuyên sâu về trí nhớ, được chia sẻ cách tạo động cơ tốt trong cuộc sống, học cách chiến thắng được sự trì hoãn của bạn thân …

Từ buổi học thứ 5, sinh viên bước vào buổi kiểm tra sàng lọc. Việc rèn luyện, tạo phản xạ cho não là cả một quá trình. Các em được hướng dẫn rèn kỹ năng này hằng ngày trong thời gian 30 phút trước khi đi ngủ và 30 phút trước khi thức dậy. Đây là khoảng thời gian được xem là quý báu nhất trong một ngày đối với mỗi người. Kết thúc chương trình rèn luyện để bước vào kỳ thi, các em còn được dạy nhảy điệu Bollywood dance của Ấn độ bằng phương pháp trí nhớ.

Hà Dương (tổng hợp)

Ý kiến

()