Chúng ta

‘Lãnh đạo cấp trung là nòng cốt của doanh nghiệp’

Chủ nhật, 10/12/2017 | 16:42 GMT+7

Chia sẻ tại buổi TGB Seminar – Seminar on Leadership tháng 12 về chủ đề “Đường lên Quản trị”, Giáo sư Phan Văn Trường, khách mời của chương trình, khẳng định: “Lãnh đạo cấp trung là nòng cốt của doanh nghiệp, là mắt xích để truyền tải quyền lực”.

TGB Seminar – Seminar on Leadership tháng 12 về chủ đề “Đường lên Quản trị” diễn ra từ 14h – 16h ngày 8/12 tại tầng 13 tòa nhà FPT Cầu Giấy (Hà Nội). Buổi chia sẻ xoay quanh các câu chuyện về nghề làm lãnh đạo, quản trị hiệu quả của quản lý cấp trung, những điểm chính yếu cần hấp thụ để mang thái độ quản trị trong việc quản lý cùng nhiều bài học quý báu từ Giáo sư Phan Văn Trường. Chương trình có sự tham dự của Chủ tịch FPT Trương Gia Bình và hơn 50 cán bộ quản lý đến từ các đơn vị thành viên của FPT.

Giáo sư Phan Văn Trường hiện đang là cố vấn của Chính phủ Pháp về Thương mại Quốc tế. Ông đã có 55 năm sinh sống và làm việc ở Châu Âu, đã từng kinh qua rất nhiều vị trí lãnh đạo từ cấp trung đến cấp cao. Ông cũng là tác giả của 2 cuốn sách “Một đời thương thuyết” (2014) (được vinh danh Giải sách Hay 2016) và “ Một đời quản trị” (2017).

Buổi chia sẻ của Giáo sư Phan Văn Trường về chủ đề "Đường lên quản trị" đã thu hút được sự tham gia của hơn 50 cán bộ quản lý đến từ các đơn vị của FPT. Ảnh: Thanh Tú.

Khái niệm “quản trị” và “quản lý” đã được Giáo sư phân tích, so sánh để mọi người thấy rõ sự khác biệt. Giáo sư cho biết, “khi bạn là quản lý tức là bạn được cấp trên giao cho bạn một việc, bạn phải có trách nhiệm quản lý việc đó với một số lượng nhân sự cần thiết để hoàn thành công việc.  Còn khi bạn là nhà quản trị thì bạn sẽ là người đưa ra đường hướng, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp của bạn, bạn cần có một đội ngũ quản lý hỗ trợ đắc lực cho mình. Đội ngũ ấy chính là lực lượng lãnh đạo cấp trung”.

Giáo sư Phan Văn Trường hiện đang là cố vấn của Chính phủ Pháp về Thương mại Quốc tế. Ông đã có 55 năm sinh sống và làm việc ở Châu Âu, đã từng kinh qua rất nhiều vị trí lãnh đạo từ cấp trung đến cấp cao. Ông cũng là tác giả của 2 cuốn sách “Một đời thương thuyết” (2014) (được vinh danh Giải sách Hay 2016) và “ Một đời quản trị” (2017). Ảnh: Thanh Tú.

Giáo sư Phan Văn Trường hiện đang là cố vấn của Chính phủ Pháp về Thương mại Quốc tế. Ông đã có 55 năm sinh sống và làm việc ở Châu Âu, đã từng kinh qua rất nhiều vị trí lãnh đạo từ cấp trung đến cấp cao. Ông cũng là tác giả của 2 cuốn sách “Một đời thương thuyết” (2014) (được vinh danh Giải sách Hay 2016) và “ Một đời quản trị” (2017). Ảnh: Thanh Tú.

Chia sẻ về vai trò của lãnh đạo cấp trung, Giáo sư Phan Văn Trường cho rằng hiện nay rất nhiều người không ý thức đúng vai trò của lãnh đạo cấp trung quan trọng như thế nào. Ông nhấn mạnh: “Ở một doanh nghiệp mà các cấp chỉ đợi lệnh cấp trên là một doanh nghiệp quan liêu. Không có ủy quyền rộng rãi là doanh nghiệp tự bó tay, giam trí óc, không tận dụng mọi tiềm năng”. Bởi lãnh đạo cấp trung là cầu nối, là mắt xích quan trọng giữa lãnh đạo cấp cao với toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp.

Là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng như vậy nên lãnh đạo cấp trung phải là những người có kỹ, đạo đức tốt. Tuy nhiên, theo Giáo sư Phan Văn Trường thì thực tế có không ít các cán bộ cấp trung ở nhiều doanh nghiệp vẫn mang trong mình những “thoái hóa”, những điều chưa tốt. Ông chỉ ra 12 điều thoái hóa ở một số lãnh đạo cấp trung. Trong đó chủ yếu tập trung và sự tham nhũng, lãng phí thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp. Điều này sẽ dẫn đến những tổn thất to lớn cho doanh nghiệp nếu không kịp thời điều chỉnh. Giáo sư cũng cho rằng, ngay cả chính những lãnh đạo cấp trung của FPT đang có mặt trong buổi chia sẻ này cũng có ít nhiều những điều chưa thực sự tốt mà ông vừa nêu ra.

Untitled-1206-1512892206.jpg

Silde 7 điểm quan trọng mà các lãnh đạo cấp trung cần hấp thụ để có thể đi lên con đường quản trị. Ảnh: Trích Slide của Giáo sư Phan Văn Trường.

Bên cạnh việc chỉ ra những tồn tại, hạn chế của một phận lãnh đạo cấp trung hiện nay, Giáo sư Trường còn trình bày những ưu điểm của lãnh đạo cấp trung sẽ khiến các lãnh đạo cấp cao hài lòng, ưa chuộng. Các lãnh đạo cấp trung cần yêu chuộng khách hàng và được khách hàng yêu chuộng; Truy rõ thường trực đối thủ cạnh tranh; Chiến lược và lộ trình rành mạch; Giải quyết các vấn đề, kể cả ngoài phạm vi của mình; Truyền thông cặn kẽ; Nắm chắc hệ tài chính của đơn vị của mình; Quản lý chặt chẽ mỗi dự án; Phối hợp một đội nhiệt tình và sáng tạo; Uỷ quyền rộng rãi, có sẵn phương án thừa kế; Lâu lâu chia sẻ thủ thỉ với lãnh đạo cao vài bí mật đáng giá.

Và điều quan trọng Giáo sư muốn dành cho đội ngũ lãnh đạo cấp trung của FPT trong buổi chia sẻ này đó là 7 điểm chính yếu mà họ cần “hấp thụ” để mang thái độ quản trị trong việc quản lý. Đây cũng chính là con đường để một lãnh đạo cấp trung có thể đi lên quản trị, trở thành lãnh đạo cấp cao. Giáo sư nói tới vai trò của kỹ năng truyền thông của một nhà lãnh đạo cấp trung, nó giúp cho khách hàng yêu chuộng họ, nhân viên sẽ hiểu và phục tùng họ hơn, công việc trôi chảy hơn. Người quản trị giỏi là người dùng tình yêu thương để tạo ra động lực cho đội ngũ của mình làm việc tốt nhất. Họ có thể để đội nhóm của mình xảy ra thật nhiều mâu thuẫn, tranh cãi nhưng tuyệt đối không được để xảy ra xung đột. Người lãnh đạo không nên làm việc cảm tính, không để cảm tính xen vào công việc, “lãnh đạo cấp trung đương nhiên có phong cách cấp cao nếu mỗi việc đều được giải thích, phân tích, lý luận cặn kẽ bằng lý trí”.

25198768-1592765360811457-9432-1875-4894

Giáo sư Phan Văn Trường ký tặng 2 cuốn sách "Một đời thương thuyết" và "Một đời quản trị" cho các lãnh đạo, cán bộ quản lý của FPT. Ảnh: Thanh Tú.

Giữa các phần trình bày, Giáo sư chia sẻ thêm về những câu chuyện thực tế của ông khi ông làm việc cho một tập đoàn lớn của Pháp. Đó thực sự là những bài học giá trị về việc quản trị của các lãnh đạo cấp cao và cách quản lý của các lãnh đạo cấp trung. Không những vậy, trong các câu chuyện ông mang đến buổi chia sẻ này còn có cả những bài học về kinh doanh đắt giá mà các salesman của FPT cũng rất cần lắng nghe và học hỏi.

25138955-1592765450811448-4909-3287-3426

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tặng quà lưu niệm cho Giáo sư Phan Văn Trường và hy vọng thời gian tới, Giáo sư sẽ dành một buổi nữa để chia sẻ về kinh doanh, thương thuyết, bán hàng đối với các đối tác, khách hàng là các nước châu Âu như Đức, Pháp, Hà Lan… dành cho đội ngữ kinh doanh của FPT. Ảnh: Thanh Tú.

Buổi chia sẻ của Giáo sư Phan Văn Trường đã mang đến cho các cán bộ quản lý của FPT không chỉ là những kiến thức về quản trị, về kinh doanh mà hơn hết đó còn là những kinh nghiệm sống, những kỹ năng làm việc quý báu mà không phải ai cũng có thể có được trong 60 năm cuộc đời của mình. 

Diệu Anh

Ý kiến

()