Chúng ta

Khám phá địa đạo Củ Chi

Thứ hai, 29/7/2013 | 09:41 GMT+7

“Thật tự hào về truyền thống dân tộc và kính nể đồng bào ta gian khổ chiến đấu để bảo vệ tổ quốc”, Nguyễn Văn Hùng, sinh viên khóa 2 hệ Cử nhân quốc tế Viện Quản trị Kinh doanh FPT (FSB) tại TP HCM, chia sẻ sau hành trình khám phá địa đạo Củ Chi.
> Sinh viên dâng hương tri ân liệt sĩ

Theo anh Đoàn Thế Huy, cán bộ phòng Phát triển cá nhân FSB HCM, hoạt động tham quan Khu di tích lịch sử quốc gia địa đạo Củ Chi (TP HCM) ngày 28/7 giúp sinh viên hiểu được sự gian khó trong chiến tranh hướng đến tri ân các anh hùng đã hiến thân cho tổ quốc nhân 66 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7).

Trong chuyến hành trình này, sinh viên đã đi xuyên rừng để thăm các di tích thời chiến. Bên cạnh đó, họ còn được trải nghiệm cảm giác di chuyển và làm việc trong những con đường được đào thủ công trong lòng đất.

Cùng xem những hình ảnh về hành trình khám phá thú vị này:

dsc03265-802236-1413006051.JPG

Đoàn khởi hành từ 8h30. Sau hơn hai giờ di chuyển từ nội ra ngoại thành, đoàn đã đến vùng đất được mệnh danh là "Đất Thép" với những con người chịu hy sinh để bảo vệ tổ quốc.

Đến nơi, gần 40 sinh viên các khóa thuộc FSB HCM đã di chuyển qua các di tích tôn tạo để du khách tiện tìm hiểu về một thời hào hùng của dân Củ Chi. Trong ảnh, sinh viên FSB đang quan sát miệng lên và xuống của một đoạn hầm trong chuỗi đường hầm trong khu di tích. Theo hướng dẫn viên thì miệng hầm và khổ đường hầm nhỏ như vậy chỉ vừa dân Củ Chi chứ quân Mỹ sẽ không chui lọt.

Đến nơi, gần 40 sinh viên các khóa thuộc FSB HCM đã di chuyển qua các di tích tôn tạo để tìm hiểu về một thời hào hùng của dân Củ Chi. Trong ảnh: Sinh viên FSB quan sát miệng lên và xuống của một đoạn hầm trong chuỗi đường hầm của khu di tích. Theo hướng dẫn viên, miệng hầm và khổ đường hầm nhỏ như vậy chỉ vừa cho người dân Củ Chi chứ quân Mỹ sẽ không chui lọt.

dsc03255-964802-1413006051.JPG

"Đã đến đây thì phải chui thử cho biết chứ!", một sinh viên trong đoàn lần đầu tham gia hứng thú chia sẻ. Nhóm sinh viên quyết tâm thử thách bản thân với hai đoạn địa đạo.

Nhận được lời khuyên từ trước nên chỉ có một số thành viên đoàn có thể tham gia vì điều kiện sức khỏe.

Nhận được lời khuyên từ trước nên chỉ có một số thành viên của đoàn có thể tham gia vì điều kiện sức khỏe.

Khi vượt qua được chính bản thân mình, bất cứ sinh viên FSB HCM nào cũng vui mừng - dù cho mồ hôi đã nhễ nhại và thở khá mạnh.

Khi vượt qua được chính bản thân mình, bất cứ sinh viên FSB HCM nào cũng vui mừng dù cho mồ hôi nhễ nhại và khá thấm mệt.

Các đoạn địa đạo này cũng đã được cơi nới để phù hợp với thể trạng du khách. Sau khi thám hiểu đường hầm, sinh viên làm vệ sinh trước khi thưởng thức đặc sản của vùng đất này.

Các đoạn địa đạo này cũng đã được cơi nới để phù hợp với thể trạng du khách. Sau khi thám hiểm đường hầm, sinh viên làm vệ sinh trước khi thưởng thức đặc sản của vùng đất này.

Đó là củ mì (hay củ sắn) - muối mè. Ngày trước, lương thực, thực phẩm khan hiếm nên đây là món ăn giúp quân dân Củ Chi cầm cự đã chống trả lực lượng liên quân. Nhiều em lần đầu tiên đến với khu di tích khá lạ lẫm với món ăn này và thích thú thưởng thức.

Đó là củ mì (hay củ sắn) - muối mè. Ngày trước, lương thực, thực phẩm khan hiếm nên đây là món ăn giúp quân dân Củ Chi cầm cự để chống trả lực lượng liên quân. Nhiều bạn lần đầu tiên đến với khu di tích khá lạ lẫm với món ăn này và thích thú thưởng thức.

Cùng với các mô hình phục dựng khác, khu di tích còn bố trí những bức tượng mô tả hoạt động lao động, chế tạo vũ khí cùng các vũ khí của người Củ Chi.

Cùng với các mô hình phục dựng khác, khu di tích còn bố trí những bức tượng mô tả hoạt động lao động, chế tạo vũ khí cùng các vũ khí của người Củ Chi.

Không chỉ trải nghiệm thực tế, sinh viên còn được học Sử qua những bức ảnh tư liệu quý về hệ thống địa đạo dài gần 200 km được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất và hệ thống thông hơi vào các vị trí bụi cây.

Không chỉ trải nghiệm thực tế, sinh viên còn được học lịch sử qua những bức ảnh tư liệu quý về hệ thống địa đạo dài gần 200 km được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam bao gồm bệnh xá, phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất và hệ thống thông hơi vào các vị trí bụi cây.

Các thành viên còn cùng tham gia các trò chơi tập thể. Xem thêm hình ảnh tại đây.

Dy Khoa

Ý kiến

()