Chúng ta

Khắc phục nỗi sợ nói trước đám đông

Thứ tư, 4/11/2015 | 16:55 GMT+7

Sự sợ hãi khi đứng trên sân khấu là hoàn toàn bình thường. Thông thường người ta hay bồn chồn khi nghĩ đến việc phải đứng nói trước đám đông. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi này.

Dù nói về chủ đề gì, bạn cũng phải biết về nó

g1-5331-1446624047.gif

Nều bạn không biết rõ chủ đề mình chuẩn bị nói, bạn sẽ vô cùng lo lắng khi đứng trên sân khấu. Hãy cố gắng hiểu tường tận chủ đề của mình. Điều này gián tiếp mang lại cho bạn sự tự tin khi phát biểu.

Đừng xin lỗi khi mới bắt đầu

g2-6490-1446624047.gif

Đừng bắt đầu bài phát biểu bằng những câu như “Xin lỗi! Tôi không có thời gian chuẩn bị”. Nó chỉ tạo thêm ấn tượng tiêu cực, có thể khiến khán giả mất hứng.

Giải phóng chủ thể bên trong, thể hiện niềm đam mê của bạn

g3-9420-1446624047.jpg

Bạn không thể truyền cảm hứng cho người khác nếu bạn không tự truyền cảm hứng được cho chính mình. Sự làm chủ giúp hình thành nền tảng của một bài phát biểu tuyệt vời. Bạn có cơ hội lớn hơn để tạo ảnh hưởng và thuyết phục khán giả nếu họ chịu lắng nghe bạn.

Kể những câu chuyện từ kinh nghiệm cá nhân, kết nối với người nghe bằng cảm xúc

g4-1161-1446624048.gif

Điều này giúp kết nối mọi người, giúp họ hiểu vấn đề và đồng tình với bạn Khi bạn chia sẻ câu chuyện của bản thân, bạn sẽ tạo được ấn tượng ngày tức thì và lâu dài với người nghe.

Tạo nên sự ngạc nhiên

g5-5672-1446624048.gif

Bài phát biểu của bạn sẽ gây nên một phản ứng mạnh mẽ nếu nó có niềm vui, nỗi sợ hãi, sự gây sốc hoặc gây ngạc nhiên…

Cung cấp cho người nghe điều gì đó thú vị, điều họ có thể mang theo về nhà

g6-6044-1446624048.gif

Một bài phát biểu tuyệt vời sẽ khiến khán giả thoát ra khỏi định kiến của bản thân, mang lại cho họ một cách nhìn thế giới độc đáo và hoàn toàn khác biệt.

Ưu tiên hình ảnh hơn chữ

g7-9247-1446624048.gif

Nếu bạn có một bản trình bày power point hãy chèn thêm hình ảnh hoặc số liệu phân tích, tránh nhiều chữ.

Làm quen với không gian phát biểu

g8-6820-1446624048.gif

Hãy làm quen với không gian nơi mà bạn sẽ nói chuyện. Đến sớm và quan sát trước mọi thứ.

Giao tiếp bằng ánh mắt, di chuyển trên sân khấu

g9-2295-1446624049.gif

Đừng chỉ đọc nội dung trong tờ giấy đã chuẩn bị. Hãy giao tiếp bằng ánh mắt với mọi người. Lướt qua người nghe. Ánh mắt không nên chỉ dừng cố định ở một người. Di chuyển trên sân khấu cũng rất hiệu quả. Cố gắng đừng chỉ ngồi hoặc đứng sau bục phát biểu.

Loại bỏ các từ đệm, đừng nói à, ừm nhiều lần

g10-7495-1446624049.jpg

Điều này làm loãng thông điệp. Thay vào đó, hãy tạm dừng 10 giây hoặc nhập một ngụm nước.

Chú ý thời gian

g11-4620-1446624049.gif

Nếu bạn chỉ có một giờ để nói chuyện, hãy hoàn thành bài phát biểu trong 50 phút, nếu có nửa tiếng hãy hoàn thành nó trong 25 phút. Hãy tôn trọng thời gian của người nghe và hoàn thành sớm một chút.

Điều này cũng giúp bạn có thể kịp xoay sở nếu có bất cứ tình huống bất ngờ nào xảy ra trong khi trình bày.

Đừng cảm thấy xấu hổ nếu phạm sai lầm

g12-6486-1446624049.jpg

Bạn không phải cảm thấy có lỗi và xin lỗi nếu bạn mắc một số sai lầm. Hãy thư giãn! Vì người nghe có lẽ cũng không chú ý đến nó. Nếu bạn thừa nhận, nghĩa là bạn đang hướng sự chú ý của mọi người vào nó.

Thực hành liên tục

g13-4880-1446624049.gif

Tích lũy kinh nghiệm

g14-7265-1446624049.gif

Tham gia tích cực vào các câu lạc bộ hoặc sự kiện. Vì chỉ khi bạn trải nghiệm, bạn mới thực hành được các kỹ năng nói của mình và đạt được sự tự tin.

Lê Vin (theo Story Pick)

Ý kiến

()