Chúng ta

'Hãy trao trái tim mình cho nhân viên, họ sẽ làm điều đó với khách hàng'

Thứ sáu, 6/10/2017 | 11:28 GMT+7

"Muốn nhân viên mình trao trái tim cho khách hàng thì trước hết người lãnh đạo, người quản lý phải trao trái tim mình cho nhân viên trước. Cho yêu thương là nhận được yêu thương, đó chính là Love more", anh Nguyễn Văn Vạn, Trưởng phòng Đào tạo FPT Shop, đúc kết. 

Tiếp nối chuỗi đào tạo dành cho Quản lý cửa hàng, ngày 4/10, Phòng Nhân sự và Trung tâm Đào tạo FPT Shop đã tổ chức thêm khóa huấn luyện "Tư duy tích cực tạo thành công" dành cho 35 học viên chủ yếu đến từ Trung tâm Thương mại điện tử (e-Commerce) tại TP HCM. Góp mặt trong buổi đào tạo này còn có các lãnh đạo của FPT Reail như chị Huỳnh Thị Cao Thi - GĐ Nhân sự FPT Retail; anh Ngô Quốc Bảo - GĐ Kinh doanh, dịch vụ kỹ thuật và thương mại điện tử; anh Chu Quang Huy - GĐ Vận hành Trung tâm e-Commerce.

"Tư duy tích cực tạo thành công" dành cho các học viên chủ yếu đến từ trung tâm e-Commerce.

"Tư duy tích cực tạo thành công" dành cho các học viên chủ yếu đến từ Trung tâm e-Commerce.

Bên cạnh những nội dung trọng tâm như đã truyền tải trong khóa huấn luyện tư duy tích cực dành cho Quản lý cửa hàng, ThS. Nguyễn Văn Vạn còn ra đề tài giả định "Máy có giá trị nhỏ, shop thường từ chối giao hàng hoặc viện lý do" để các học viên Trung tâm e-Commerce thảo luận và đưa ra phương án. Đây cũng là một trong những phần tạo được hiệu ứng tốt nhất của khóa huấn luyện, bởi tập hợp được sức mạnh tập thể để giải quyết tình huống.

Một game đáng chú ý trong buổi đào tạo này là "Giải mã mê cung". Tưởng chừng đó chỉ là một trò chơi đơn thuần, đội trưởng hướng dẫn cho đồng đội bị bịt mắt lần lượt vượt chướng ngại vật, nhưng ẩn sau đó là cả một thông điệp lớn mà diễn giả Vạn gửi đến các học viên. Giữa một tập thể, luồng thông tin và cách thực hiện thường dễ bị sai lệch nếu người dẫn đầu không biết cách dẫn dắt và truyền đạt đến nhân viên, chưa kể xung quanh còn rất nhiều người khác góp ý, chỉ dẫn gây nhiễu thông tin. Vì vậy, cần phải tin tưởng vào người lãnh đạo, nắm rõ mọi thông tin trước khi truyền tải cho nhân viên, cùng lăn xả với nhân viên làm việc/giải quyết vấn đề... là những thông điệp chính mà "Giải mã mê cung" muốn gửi gắm đến học viên.

Với các ngành Bán lẻ, việc bị khách hàng khiếu nại hoặc nổi giận có lẽ là "chuyện thường ngày ở huyện". Vậy trong những tình huống này, người làm nhiệm vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng online phải làm gì?. "Chúng ta nổi giận với khách hàng cũng giống như việc tự mình đấm vào bức tường vậy. Hành động đó không thể khiến chúng ta thoải mái mà còn bị đau hơn. Hãy dừng lại một giây trước khi hành động thì mọi thứ sẽ khác. Đấm vào tường thì đau, còn xoa nhẹ sẽ không đau", Trưởng phòng Đào tạo của FPT Shop ví von.

Chia sẻ về cách tạo động lực cho nhân viên, anh Vạn cho rằng, người quản lý/lãnh đạo hãy quan tâm đến nhân viên của mình từ những điều nhỏ nhất; Hãy luôn nở nụ cười và suy nghĩ/hành động tích cực; Luôn dùng hai từ "cảm ơn" với đồng nghiệp và khách hàng. 

"Muốn nhân viên mình trao trái tim cho khách hàng thì trước hết người lãnh đạo, người quản lý phải trao trái tim mình cho nhân viên trước. Cho yêu thương là nhận được yêu thương", anh Vạn nhắn nhủ.

Anh Ngô Quốc Bảo từng có xuất phát điểm rất thấp tại FPT trước khi nắm giữ những vị trí chủ chốt tại FPT Telecom, FPT Retail.

Anh Ngô Quốc Bảo từng có xuất phát điểm rất thấp tại FPT trước khi nắm giữ những vị trí chủ chốt tại FPT Telecom và FPT Retail.

Cuối chương trình, tất cả học viên cùng lãnh đạo FPT Shop đứng thành vòng tròn để dành thời gian chia sẻ với nhau những câu chuyện đời, chuyện nghề, về những điều lắng đọng lại sau buổi đào tạo. Là người chinh chiến ở FPT gần 15 năm, anh Ngô Quốc Bảo tâm sự, thời "thanh niên sôi nổi" khi còn chưa tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, anh và các bạn cùng lớp đã đi làm với mức lương khá hậu hĩnh. Khi ra trường, đứng giữa việc đi du học, tiếp tục làm việc tại một công ty nước ngoài hoặc làm tại FPT, anh đã chọn Trung tâm phân phối Nokia - FPT Trading với mức lương chỉ bằng 1/3 so với những gì anh đang nhận. 

Nhưng "đời không là mơ", thời điểm đó mọi thứ khởi đầu với anh không như ý muốn và liên tục xuất hiện ý nghĩ rằng mình không được trọng dụng. Quá nhiều bức bối khiến anh muốn nghỉ việc ở FPT. 

"Sau này, khi dần khẳng định được mình, thăng tiến và làm những công việc yêu thích, tôi mới ngẫm ra rằng người lãnh đạo cần phải nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ chứ không phải cứ sinh viên tài năng ra trường sẽ được trọng dụng ngay. Nếu lúc đó tôi suy nghĩ tiêu cực và bỏ FPT ra đi thì cũng giống như bức tranh có rất nhiều chấm đen. Vì vậy, hãy tin rằng lãnh đạo, trưởng nhóm/trưởng phòng sẽ tạo điều kiện tốt nhất để cho các bạn phát triển. Khi đó, chúng ta nhìn bức tranh sẽ thấy những điểm trắng nhiều hơn gấp bội điểm đen", GĐ Kinh doanh, dịch vụ kỹ thuật và thương mại điện tử FPT Retail trải lòng.

Giống như anh Bảo, anh Chu Quang Huy cũng xuất thân từ lứa sinh viên tài năng của ĐH Kinh tế Quốc dân, tuy nhiên xuất phát điểm của anh ở FPT Retail rất thấp. Anh từng phải làm việc 3 tháng không lương, sau đó là 2 tháng thử việc với mức lương chỉ 1,5 triệu đồng nhưng phải lăn lộn "ôm" đủ các vị trí ở shop có doanh số thấp nhất miền Bắc. Chính những năm tháng thử thách ấy đã trui rèn và giúp anh học hỏi được nhiều điều để trở thành Trạng nguyên FPT 2015 và PGĐ Trung tâm kinh doanh trực tuyến như hiện nay.

Video buổi huấn luyện "Tư duy tích cực tạo thành công" diễn ra ngày 4/10 vừa qua:

>> 'Đừng chỉ cố gắng mà hãy nỗ lực hết mình'

Hà Dương

Ý kiến

()