Chúng ta

Hành trình trở thành BrSE của cô gái xinh đẹp

Thứ năm, 18/6/2015 | 06:29 GMT+7

Ngô Thu Huyền, BrSE của FPT Japan, từng có xuất phát điểm là số 0 khi quyết định là Kỹ sư cầu nối. Nhưng  bằng sự nỗ lực của bản thân, cô đã đạt được ước mơ. Không có con đường nào trải hoa, chỉ có những khó khăn và thử thách để mỗi người tự vượt qua chính mình.

Sau khi tốt nghiệp Aptech, Huyền đầu quân cho FPT Software và tham đăng ký vào chương trình BrSE. Xuất phát điểm zero với tiếng Nhật trước khi tham gia khóa học nên chặng đường theo học kỹ sư cầu nối thực sự là một thử thách rất lớn đối với cô gái trẻ khi đó.

Cho rằng yếu tố thiết yếu của việc học ngoại ngữ là sự chăm chỉ, cần cù, cộng với bản thân cũng phải đặt ra quyết tâm cao, Huyền lên kế hoạch học tập cụ thể từ những mục tiêu ngắn hạn đến dài hạn, rồi tự mình quản lý quá trình tiến bộ của bản thân thông qua những mục tiêu đó. Tốt nghiệp lớp Kỹ sư cầu nối với chứng chỉ loại "Very Good", cô học viên trẻ nhất của khóa BrSE.K09 bắt đầu công việc tương đương với một kỹ sư phần mềm tại Nhật Bản. Hiện, Huyền trực tiếp tham gia vào dự án của khách hàng Nhật với tư cách là một thành viên phát triển tại thị trường này.

Huyền nhận định, BrSE là một chương trình đào tạo thực sự hiệu quả trong khoảng thời gian không quá dài. Bên cạnh những khó khăn và áp lực trong khóa huấn luyện, khóa học cũng mang đến cho học viên những trải nghiệm thù vị về nền văn hóa Nhật Bản, và hơn hết là cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai, nâng cao giá trị của bản thân.

FPT Software vừa tổ chức lễ ra quân đợt 2 tại TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, trao giấy phép chứng nhận lưu trú tại Nhật Bản cho 113 học viên sẽ sang Nhật trong tháng 7.

Trước đó, vào tháng 4, 43 học viên đầu tiên cũng đã nhập học tại Học viện Meros (Tokyo, Nhật Bản). Dự kiến trong 2015, đơn vị sẽ đưa khoảng 500 học viên sang đây.

Đào tạo 10.000 Kỹ sư cầu nối (BrSE) là chương trình của FPT Software triển khai cho thị trường Nhật Bản từ 2014 đến năm 2018. Theo đó, dự kiến khoảng 5.000 kỹ sư được đào tạo theo hình thức du học tại Nhật Bản, 5.000 kỹ sư còn lại sẽ được đào tạo tại Việt Nam theo chương trình đào tạo cử nhân CNTT của Đại học FPT và đào tạo kỹ sư cầu nối của FPT Software.

Đối với các học viên được đào tạo tại Nhật Bản, FPT Software cam kết bảo lãnh tài chính và tạo điều kiện tốt nhất về việc làm tại Nhật với mức lương tối thiểu 2.000 USD/tháng. Học viên không cần chứng minh tài chính khi đi du học. Toàn bộ thủ tục liên quan đến tài chính của học viên sẽ được FPT Software bảo lãnh với Sở Nhập cảnh Nhật Bản và ngân hàng. FPT Software cũng sẽ bảo lãnh với ngân hàng để học viên có thể vay tối đa 300 triệu đồng (toàn bộ chi phí du học bao gồm học phí và sinh hoạt phí tại Nhật trong vòng 12 tháng). Đồng thời, FPT Software phối hợp với Học viện Ngôn ngữ Meros - một trong những học viện đào tạo tiếng Nhật nổi tiếng tại Nhật Bản soạn thảo chương trình đào tạo riêng cho các học viên. 

Trong chiến lược toàn cầu hóa của FPT, Nhật Bản luôn được xem là thị trường quan trọng số một, mang lại sự tăng trưởng ổn định và bền vững. Hiện FPT Japan có 3 văn phòng với số lượng nhân viên sẽ đạt 500 người vào cuối năm 2015. 

Trong năm 2014, doanh thu từ thị trường Nhật Bản chiếm hơn 50% trong tổng doanh thu của FPT Software, tương đương 62 triệu USD. Mục tiêu năm nay, doanh thu từ thị trường Nhật Bản tăng trưởng 40% so với năm 2014.

 Tô Ngà

Video: FPT Software

Ý kiến

()