Chúng ta

FPT Japan giao lưu với các tiến sĩ CNTT tại Nhật

Thứ ba, 25/10/2016 | 17:29 GMT+7

FPT mong muốn tạo được mối liên kết với các nhà nghiên cứu, mở ra tiền đề cho sự hợp tác trong các dự án R&D của tập đoàn sắp tới. 

Sự kiện diễn ra ngày 23/10, tại Tokyo. FPT Japan đã chia sẻ với  40 nghiên cứu sinh, tiến sĩ tại NII và Todai (The University of Tokyo) về định hướng chiến lược công nghệ cùng các dự án đang triển khai, chính sách phát triển nguồn lực và tìm lời giải cho những bài toán mà FPT đang gặp phải.

Giám đốc FGA Nguyễn Đức Kính cho biết, FPT hiện tập trung vào 4 mảng chính là Data Analytics, IoT, HMI, Security. Đồng thời, FPT cũng đang phát triển các nền tảng như Demographic, Purchase Intension, Content Recommendation cho Sendo, VnExpress, FPT Conversational Platform...

Trong khuôn khổ buổi chia sẻ, hai bên cũng đã cùng đưa ra một số giải pháp cho các bài toán mà FPT đang gặp phải

Trong khuôn khổ buổi chia sẻ, hai bên cũng đã cùng đưa ra một số giải pháp cho các bài toán mà FPT đang gặp phải. Ảnh: FJP.

Tập đoàn cũng đang tham gia sâu cùng với khách hàng trong việc đưa các giải pháp vào sản phẩm của họ, thay vì làm theo đặt hàng như trước. Conversational Platform cho một khách hàng hàng lớn trong lĩnh vực truyền hình vệ tinh của Mỹ được đánh giá là dự án trọng điểm của tập đoàn trong việc này. Ngoài ra còn tập trung cho các dự án FPT Driverless để bắt kịp với xu hướng xe không người lái; FPT Rogo Alfa hướng tới dịch vụ smart home; hay một dự án khác về giao thông thông minh đang được FPT đang triển khai tại TP HCM và Hà Nội...

Mục tiêu của buổi giao lưu lần này nhằm tạo mối liên kết với các nhà nghiên cứu, mở ra tiền đề cho sự hợp tác ở các dự án R&D của FPT sắp tới.

Mục tiêu của buổi giao lưu lần này nhằm tạo mối liên kết với các nhà nghiên cứu, mở ra tiền đề cho sự hợp tác ở các dự án R&D của FPT sắp tới. Ảnh: FJP.

Lĩnh vực công nghệ của FPT cũng đang "mở" hơn với cộng đồng thông qua OpenFPT, đưa các API của FPT cho bên ngoài phát triển và nhận lại sự giúp sức của cộng đồng. Không chỉ vậy, từ năm 2011, FPT vẫn duy trì chính sách dành 5% lợi nhuận để đầu tư vào R&D.

Tại chương trình, chuyên gia công nghệ Đào Hữu Hùng đã giới thiệu các kết quả nghiên cứu về Computer Vision (Thị giác máy tính), Deep learning và Machine Learning (Học máy), cho các đại biểu tham dự. Ngoài ra, anh Hùng cũng trình bày các giải pháp về tracking hình ảnh, tracking đa đối tượng, chương trình đánh giá các thuật toán tracking đa đối tượng. Đây cũng là thành quả nghiên cứu mới nhất của anh, sẽ được trình bày tại hội nghị ISVC lần thứ 12, tổ chức ở Las Vegas, Mỹ, vào ngày 12-14/12.

"Trước nay có rất nhiều người Việt tạo ra các công nghệ mới và sáng tạo, nhưng liên kết của họ đều gắn liền với các công ty, trường đại học ở nước ngoài. Tôi chọn FPT bởi những công nghệ mà tôi tạo ra sẽ gắn liền với Việt Nam hơn, công nghệ của người Việt, sáng tạo bởi công ty Việt Nam", anh Hùng trả lời câu hỏi về lý do chọn FPT Japan để làm việc.

Trong khuôn khổ buổi chia sẻ, hai bên cùng đưa ra một số giải pháp cho các bài toán mà FPT đang gặp phải. Phía NII hiện có nhiều chuyên gia liên quan tới phân tích số liệu và tập đoàn có thể liên hệ để cùng hợp tác.

Trước đó, các diễn giả cũng trình bày một số nội dung như: Công cụ và ứng dụng của Deep Learning cho Computer Vision; Một số ứng dụng của việc kết hợp Computer Vision và Natural Language Processing; IoT.., AI trong IoT - Machine Learning, Chat Bot, và Natural xử lý ngôn ngữ tự nhiên; Pictures of conversations: Localization, Recognition and Separation; Tìm kiếm những phần tử đặc biệt trong mô hình thử nhóm có nhiễu (Interconnection network for Next Generation Parallel Computers); Tiết kiệm điện năng trên các kiến trúc Network-on-Chip (Power Consumption Optimization for Network-on-Chip Architectures)...

Tiểu Thanh

Ý kiến

()