Chúng ta

FPT định hướng nghề nghiệp cho sinh viên CNTT

Thứ sáu, 3/11/2017 | 14:55 GMT+7

FPT Polytechnic Đà Nẵng sẽ phối hợp với các doanh nghiệp phần mềm tổ chức buổi hội thảo "Nghề nghiệp ngành Công nghệ thông tin” vào ngày 4/11.

Hội thảo diễn ra tại Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng, 46 Bạch Đằng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Các chuyên gia có kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực sản xuất phần mềm trong và ngoài nước, đào tạo Công nghệ thông tin sẽ giúp sinh viên nắm bắt cơ hội việc làm cũng như kiến thức cần trang bị.

Anh Nguyễn Khánh, PGĐ FPT Polytechnic Đà Nẵng - một trong những diễn giả của hội thảo, cho biết, sinh viên có thể nắm được thực trạng về ngành nghề đang học thông qua những người có kinh nghiệm và chuyên môn. "Hội thảo giúp người học nắm bắt được xu thế công việc trong thời gian tới, đồng thời chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để ra trường”, anh nói.

65254-615242345175636-667103327-n.jpg

Đứng trước thực trạng sinh viên CNTT ra trường không đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp, FPT sẽ tổ chức hội thảo nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết.

Bản thân anh Khánh sẽ giúp sinh viên giải đáp các vấn đề: Nhu cầu lao động và định hướng nghề CNTT; sinh viên cần chuẩn bị gì để có được việc làm tốt; hướng đi phù hợp nhất cho người học. Những diễn giả khác tập trung giới thiệu tổng quan bức tranh ngành CNTT ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng; Xu hướng CNTT năm 2017 và trong thời gian tới; Mức lương và đặc điểm của từng ngành nghề...

CNTT là một trong những lĩnh vực được quan tâm nhất hiện nay của các doanh nghiệp. Nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng chi mức lương nghìn USD cho ứng viên nhiều kinh nghiệm về các công nghệ "nóng" thời 4.0 như Cloud, Big Data, AI. 

Số liệu quý II/2017 của TopDev khảo sát trên 5.500 ứng viên IT cả nước cùng hơn 150 nhà tuyển dụng cho thấy, các lập trình viên có nhiều năm kinh nghiệm liên quan đến Cloud Computing, Big Data hay AI đang được nhà tuyển dụng chiêu mộ với mức lương cạnh tranh, dao động từ 1.000 đến 1.500 USD tùy theo năng lực và vị trí đảm nhận.

Nguyên nhân có sự ưu ái mức lương này bởi đây là những công nghệ tiên tiến, không chỉ được các công ty lâu năm mà các start-up cũng rất săn đón. Những thống kê gần đây nhất của TopDev cho hay, có đến 80% start-up công nghệ đang dần áp dụng AI/Machine Learning, Bigdata và các công nghệ trên đám mây để tăng sự hiệu quả của hệ thống. Đặc biệt, theo khảo sát, điện toán đám mây (Cloud Computing) đang nằm trong 6 xu hướng công nghệ nóng nhất mà các lập trình Web không thể bỏ qua.

Tại Đà Nẵng hiện có gần 700 doanh nghiệp CNTT, tạo việc làm cho khoảng 22.000 lao động, doanh thu hơn 13.000 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng trung bình từ 25-30% mỗi năm. Riêng FPT Software Đà Nẵng có hơn 2.000 nhân sự. Để đáp ứng mục tiêu 10.000 người và 300 triệu USD doanh thu vào năm 2020, trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020, FPT Software Đà Nẵng cần tuyển trung bình từ 800 đến 2.000 người mỗi năm. Bài toán đặt ra là lao động không thiếu nhưng trình độ chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Chương trình đào tạo CNTT ở Đà Nẵng chủ yếu kế thừa các chương trình đào tạo chung của cả nước, chưa có tính đột phá; chất lượng giảng dạy chưa có nhiều thay đổi, mặc dù đã có nhiều đổi mới về cơ sở vật chất.

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu phần mềm của toàn thành phố đạt 58 triệu USD, trong đó riêng FPT chiếm tới hơn 55%. FPT đã góp phần đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm; giải quyết 2.000 việc làm trong lĩnh vực CNTT năm 2016. FPT cũng đào tạo, cung cấp nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung và Đà Nẵng, hằng năm cho ra lò hàng nghìn sinh viên cho thành phố.

Thành lập năm 2010, FPT Polytechnic được sinh viên, phụ huynh dành nhiều tình cảm, tin tưởng và hài lòng với chất lượng đào tạo và giảng dạy. Theo thống kê của bộ phận Quan hệ doanh nghiệp, hơn 85% sinh viên FPT Polytechnic tìm được công việc phù hợp trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp. 97,7% sinh viên ổn định với môi trường việc làm, có mức lương cạnh tranh sau một năm ra trường.

FPT Polytechnic cũng là đơn vị tiên phong về áp dụng những phương pháp giảng dạy mới như Blended Learning (học tập tích hợp), Project Based Learning (học qua dự án). Tháng 5 vừa qua, ĐH FPT đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức CDIO toàn cầu. Trong đó khối đào tạo cao đẳng tham gia dự án bằng việc xây dựng chương trình học và học liệu theo Đề xướng CDIO (Conceiving - Designing - Implementing - Operating) cho hai ngành là Quan hệ công chúng - PR & tổ chức sự kiện và Digital Marketing, tiến tới mở rộng phạm vi triển khai sang các ngành nghề khác.

>> 'Sinh viên CNTT hãy chuẩn bị hành trang để thay đổi thế giới'

Việt Nguyễn

Ý kiến

()