Chúng ta

Cựu Cố vấn Chính phủ Pháp kể chuyện 'Một đời thương thuyết'

Thứ sáu, 24/4/2015 | 11:31 GMT+7

Những cú lật ngược tình thế gay cấn, những cái bẫy chữ nghĩa của bất đồng ngôn ngữ, những lằn ranh “bất hợp pháp” khó lường của nhà thương thuyết Phan Văn Trường sẽ được tái hiện trong chương trình Leader Talk “Một đời thương thuyết” tổ chức sáng ngày 25/4 tại Hà Nội.

Là diễn giả của chương trình Leader Talk do Viện Quản trị Kinh doanh FPT (FSB) tổ chức, GS. Phan Văn Trường sẽ chia sẻ những tình huống khác nhau trong thương thuyết trên nhiều nước trên thế giới, với những bối cảnh văn hóa và đối tác có tính cách khác nhau. Từ đó khéo léo đưa ra những cách giải quyết tài tình, đôi lúc vô cùng phá cách để kết quả cuối cùng là những lợi ích tối đa nhất, những mới quan hệ tốt đẹp nhất cho cả đôi bên. Với 40 năm kinh nghiệm làm việc và thương thuyết, ông cũng sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích cho những người hoạt động trong lĩnh vực đám phán, từ người trẻ mới bước vào nghề đến những doanh nhân dày dặn kinh nghiệm.

Tham sự chương trình, học viên còn có dịp nhiều câu chuyện đầy thú vị và bất ngờ từ những lần “xông pha trận mạc” của nhà đàm phán tài ba thế giới với cách kể chuyện xúc tích, dí dỏm. Đồng thời giúp học viên thu nhận những lý thuyết đàm phán quan trọng và lĩnh hội được các thủ thuật, kinh nghiệm đàm phán trong những tình huống gay cấn mà không trường lớp nào dạy. 

Những cú lật ngược tình thế gay cấn, những cái bẫy chữ nghĩa của bất đồng ngôn ngữ, những lằn ranh “bất hợp pháp” khó lường của nhà thương thuyết Phan Văn Trường sẽ được tái hiện trong chương trình Leader Talk “Một đời thương thuyết”

Những cú lật ngược tình thế gay cấn, những cái bẫy chữ nghĩa của bất đồng ngôn ngữ, những lằn ranh “bất hợp pháp” khó lường của nhà thương thuyết Phan Văn Trường sẽ được tái hiện trong chương trình Leader Talk “Một đời thương thuyết”. Ảnh: Hà Dương.

Theo GS. Phan Văn Trường, cuộc đời này cái gì cũng là thương thuyết, lúc nào cũng là thương thuyết, nên ông đã chọn ra những câu chuyện hay nhất của đời mình để viết nên  “Một đời thương thuyết” - cuốn sách độc đáo, bổ ích, bàn về nghề thương thuyết, đàm phán rút đúc từ kinh nghiệm thực tế của bản thân sau 40 năm hoạt động trên thương trường quốc tế.

Chương trình “Leader Talk” sẽ được FSB tổ chức vào sáng ngày 25/4 tại tòa nhà Việt Úc, Khu đô thị Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội, và ngày 6/5 tại TP HCM, hứa hẹn mang đến những bài học đàm phán hết sức quý báu cho các CEO để có thành công trong những thương thuyết với đối tác, khách hàng. Đăng ký tham dự buổi chia sẻ tại đây. Hotline: 0904 92 22 11.

Leader Talk là chương trình định kỳ hằng tháng, nằm trong chuỗi trải nghiệm "Một ngày với MiniMBA" của FSB. FSB cũng là  trường duy nhất của Việt Nam đạt chuẩn 5 sao về chất lượng giảng dạy theo đánh giá của tổ chức quốc tế QS Stars và lọt vào Top 3 trường đào tạo Quản trị Kinh doanh tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của Eduniversal. 

Giáo sư Phan Văn Trường là một trong số hiếm các công dân Pháp gốc Việt được phong tặng tước Chevalier de la Légion d'Honneur, một loại Bảo Quốc Huân Chương của Pháp, nhờ "công lao đóng góp vào việc phát triển nước Pháp". Sinh năm 1946, ông Trường theo học bậc trung học tại trường Jean Jacques Rousseau, tiền thân của trường Lê Quý Đôn, tại Sài Gòn, trước khi vào Lycee Janson de Sailly tại Paris để chuẩn bị thi vào trường đại học công chánh danh tiếng thế giới Ecole Nationale des Ponts et Chaussées vào năm 1970.

Sự nghiệp quốc tế của ông thực sự bắt đầu năm 1977 khi ông gia nhập Công ty SGTE (Société Générale de Techniques et d'Études) một chi nhánh của tổ hợp Spie Batignolles trong cương vị Giám đốc đối ngoại. Ở vị trí này, ông đã có dịp nghiên cứu hệ thống cảng biểu sâu tại quần đảo Fiji và một số dự án công nghiệp cho Indonesia. Năm 1986, ông chuyển sang làm cho tổ hợp Alsthom, trong thời gian mà tổ hợp này lớn mạnh cực độ như hợp đồng cung cấp 300 đầu máy xe lửa và nhiều trung tâm năng lượng cho Trung Quốc. 

Vào năm 1997, tổ hợp Suez-Lyonnaise des Eaux giao cho ông Trường trọng trách phát triển các hoạt động của tổ hợp tại Á Châu. Vào tháng 11 cùng năm, ông tham dự hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp (Sommet de la Francophonie) tại Hà Nội và đã ký một hợp đồng xây dựng, khai thác một nhà máy nước uống tại Sài Gòn. Nhưng trước đó, vào năm 1995, ông Trường là Cố vấn Ngoại thương cho Chính phủ Pháp.

Trong hơn 10 năm làm việc cho tập đoàn Alstom, ông từng đàm phán về dự án xây 7 nhà máy điện ở Iran (1989), dự án xây đường sắt cao tốc tại Hàn Quốc, dự án xây metro Santiago Chili, dự án xây metro Bangkok... Vào năm 2006, khi chọn định cư tại Kuala Lumpur, ông đã nhận giảng dạy tại trường Đại học Kiến trúc TP HCM.

Ông được Tổng thống Pháp trao tặng Huy chương Hiệp sĩ Đài ghi công (1990), Huân chương Hiệp sĩ Bắc đẩu Bội tinh (2007)... Với nhiều đóng góp cho giáo dục Việt Nam, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục (2010).

Thiên Bình

Ý kiến

()