Chúng ta

Cư sĩ Minh Đạt: 'Buông bỏ tâm trí để cuộc đời đẹp hơn'

Thứ hai, 9/3/2015 | 10:14 GMT+7

"Bản chất của quá trình phát triển tâm thức là quá trình rời bỏ tâm trí. Trên đường rời bỏ tâm trí, người tìm kiếm đã thường xuyên cảm nhận được hạnh phúc của mình. Khi buông bỏ được một nỗi giận hờn, một chút tham thì người ta đã cảm thấy đời đẹp hơn, bao dung hơn, hạnh phúc hơn”, Cư sĩ Minh Đạt đúc kết. 

Chương trình FLI Club tháng 3 có chủ đề “Phát triển tâm thức”, do Học viện Lãnh đạo FPT (FLI) tổ chức, diễn ra chiều ngày 5/3 tại phòng Đa năng, tòa nhà FPT Tân Thuận, quận 7, TP HCM, với hơn 100 người tham dự. Diễn giả của chương trình là Cư sĩ Minh Đạt.

Dù không thuộc bất kỳ tổ chức tôn giáo nào nhưng bằng sự tìm tòi không ngừng nghỉ, ông trở thành tác giả của rất nhiều bài viết nói về cuộc sống, vũ trụ và sức mạnh năng lượng nổi tiếng như: Không gian ba chiều của hỷ xả; Vũ trụ - tính không; Vô ngã; Vũ Trụ trong mắt ai; Tôi tư duy, nên tôi tồn tại. Tôi tỉnh thức, là tôi không tư duy...

Chương trình FLI Club tháng 3 thu hút hơn 100 người FPT tham dự.

Chương trình FLI Club tháng 3 thu hút hơn 100 người FPT tham dự.

Theo Cư sĩ Minh Đạt, xét về con đường phát triển tâm thức, con người có 4 trạng thái, từ sinh lý, tâm lý đến tâm linh. Trạng thái thứ nhất là Sướng. Trạng thái này đến giống như khi chúng ta đói và được ăn ngon, được ngủ trong phòng tiện nghi hoặc được yêu đương với người mình mê đắm. Sướng đến từ ngoài, nó mang tính “con vật” và là yếu tố sinh lý. Thứ hai là Hạnh phúc - trạng thái mang tính Người. 

Khác với Sướng, Hạnh phúc gắn liền với tình yêu, với sự cho - nhận và nó thuộc phạm trù tâm lý. Tầng thứ 3 là Hoan hỉ, gắn liền với tính từ bi, tình yêu đã được siêu việt, không còn bị giới hạn ở mối quan hệ, không còn vì bất bất kể mục đích nào cả và nó thuộc về yếu tố tâm linh. 

Vượt lên tất cả các cung bậc này là Phúc lạc. Phúc lạc có tính toàn bộ, nó không thuộc về các yếu tố sinh lý, tâm lý lẫn tâm linh mà thuộc về chiều sâu tối thượng của bản thể, nơi ngay cả bản ngã cũng không còn tồn tại. Chỉ có Phúc lạc là trường tồn, vĩnh cửu.

Xét ở góc độ trực quan, tâm thức là một không gian ba chiều bao gồm trí tuệ, tâm trí và tiềm thức. Tâm trí là những cảm xúc, suy luận, định kiến, phán xét, liên hệ, tưởng tượng và cả tư duy... Nó làm sai đi bản chất của sự vật và được hình thành từ các yếu tố bên ngoài như luân lý, đạo đức, lề thói của xã hội, giáo lý của các tôn giáo...

Trí tuệ là sự tiếp thu tri thức của các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, khoa học kinh doanh, khoa học chính trị, khoa học con người và khoa học tâm linh... Đồng thời là sự hấp thụ những trải nghiệm của đời sống, niềm hân hoan của thành công, nỗi cay đắng của thất bại. Theo thời gian, những tri thức và trải nghiệm ngấm vào máu thịt, thấm đẫm trong từng tế bào, không chỉ chứa đựng trong bộ óc mà còn tràn đầy trong trái tim, hình thành và hun đúc nên bản lĩnh trí tuệ. 

bản chất của quá trình phát triển tâm thức là quá trình rời bỏ tâm trí. Trên đường rời bỏ tâm trí, người tìm kiếm đã thường xuyên cảm thấy được hạnh phúc của mình. Khi buông bỏ được một nỗi giận hờn, một chút tham thì con người ta đã cảm thấy đời đẹp hơn, bao dung hơn, hạnh phúc hơn”, Cư sĩ Minh Đạt đúc kết.

"Bản chất của quá trình phát triển tâm thức là quá trình rời bỏ tâm trí. Trên đường rời bỏ tâm trí, người tìm kiếm đã thường xuyên cảm nhận được hạnh phúc của mình. Khi buông bỏ được một nỗi giận hờn, một chút tham thì con người ta đã cảm thấy đời đẹp hơn, bao dung hơn, hạnh phúc hơn”, Cư sĩ Minh Đạt đúc kết.

Trí tuệ là cái bên trong của con người, nó từ bên ngoài rồi trở thành một phần của cái bên trong. Trí tuệ là cái làm nên con người. Thông qua trí tuệ, con người thực hiện chức năng sống và tất cả các hoạt động khoa học, kinh doanh, chính trị, hệ thống tôn giáo và tâm lý...

Tiềm thức cũng như trí tuệ và tâm trí, nó thuộc về cái bên trong. Tiềm thức cũng có thể đến từ bên ngoài, nhưng về cơ bản nó nằm sâu bên trong của con người. Ở một phương diện khác, trong tiềm thức có bản năng và trực giác. Nếu trí tuệ thuộc về ý thức thì bản năng thuộc về vô thức và trực giác thuộc về siêu ý thức. Cả ba cái đều thuộc về bên trong của con người. Trí tuệ là tầng lầu thứ hai, bản năng là tầng dưới và trực giác tầng trên cùng, tầng thứ ba. 

Khi đại dương là tâm thức, sóng là tâm trí thì trí tuệ là nước của những dòng sông. Triệu năm nay, tất cả các dòng sông đều mang nước cho biển cả cũng giống như trí tuệ góp tri thức và kinh nghiệm cho tâm thức. Tuy nhiên, nước từ đại dương không chỉ được tích góp từ các dòng sông, vì vậy hãy đừng nghĩ rằng trí tuệ là phần quan trọng của tâm thức, nó chỉ là một phần nhỏ mà thôi.

“Có thể nói, bản chất của quá trình phát triển tâm thức là quá trình rời bỏ tâm trí. Trên đường rời bỏ tâm trí, người tìm kiếm đã thường xuyên cảm nhận được hạnh phúc của mình. Khi buông bỏ được một nỗi giận hờn, một chút tham thì con người ta đã cảm thấy đời đẹp hơn, bao dung hơn, hạnh phúc hơn”, Cư sĩ Minh Đạt đúc kết.

Nói về luật nhân quả, ông cho rằng đây là quy luật tồn tại trong toàn vũ trụ, nó đảm bảo mọi thực thể, mọi con người đều có thể phát triển được trong quá trình tiến hóa và có sự tương tác với nhau. Không nên hiểu nhân quả đến từ sự thưởng - phạt của một đấng tối cao nào đó.

Là chủ đề phù hợp với cả những người theo chủ nghĩa duy tâm lẫn duy vật nên chương trình thu hút đông đảo cán bộ nhân viên FPT quan tâm, đặt câu hỏi và tranh luận.

Dù chương trình kéo dài hơn so với thời gian dự định nhưng rất còn rất nhiều người FPT nán lại để trao đổi thêm với Cư sĩ Minh Đạt nhằm bổ trợ thêm những kiến thức còn thiếu cũng như tìm hiểu thêm về thiền.

Mải mê ghi chép và chăm chú lắng nghe từ đầu chương trình, chị Nguyễn Thị Thúy Huệ, FPT Telecom, tâm sự: "Tôi đang đọc và tìm hiểu về Phật giáo và những điều liên quan đến bản ngã nên những chia sẻ của Cư sĩ Minh Đạt rất bổ ích, giúp tôi có thêm nhiều kiến thức mới và đặc biệt là những khái niệm mới về tâm thức con người".

Là chủ đề phù hợp với cả những người theo chủ nghĩa duy tâm lẫn duy vật nên chương trình thu hút đông đảo cán bộ nhân viên FPT quan tâm, đặt câu hỏi và tranh luận. Vì vậy, dù chương trình kéo dài hơn so với thời gian dự định nhưng rất còn rất nhiều người FPT nán lại để trao đổi thêm với Cư sĩ Minh Đạt nhằm bổ trợ thêm những kiến thức còn thiếu cũng như tìm hiểu thêm về thiền và các phương pháp luyện tập thiền để áp dụng vào thực tế.

Hà Dương

Ý kiến

()