Chúng ta

Người sếp mẫu mực

Thứ hai, 23/7/2012 | 09:48 GMT+7

Khi nhắc đến anh Nguyễn Huy Cường, Giám đốc phụ trách 3 chi nhánh của FPT Telecom là Tiền Giang, Long An và Bến Tre, những nhân viên dưới quyền đều thể hiện tình cảm trân trọng, sự yêu mến với người quản lý của mình.
> 'Đừng nên đánh giá một người ở vẻ bề ngoài' / Cô cán bộ văn phòng đa năng / 'Từ điển sống' về FPT / Người vẽ chân dung đồng nghiệp

Năm 2004, cũng như bao người khác, tôi nộp hồ sơ xin việc tại nhiều nơi sau khi tốt nghiệp ra trường. Không biết duyên may thế nào mà ngay lần nộp hồ sơ đầu tiên tại văn phòng khoa của trường buồi sáng thì chiều hôm đó, FPT Communication - FOX (tiền thân của FPT Telecom bây giờ) cử nhân sự qua trường lấy hồ sơ tuyển dụng. Chưa biết vị trí làm là gì, công ty đang làm ngành nghề nào nhưng có đơn vị đến lấy hồ sơ và phỏng vấn tuyển dụng là tôi thấy rất vui rồi.

Vị trí mà công ty cần là nhân viên triển khai cáp thuê bao ADSL. Vác cây thang dài và ôm cuộn cáp nặng gần 5 kg có vẻ quá sức với thân hình vốn nhỏ con, gầy nhom của tôi.

Sau một buổi đi thử việc, tôi thấy mình không thể kham nổi nên tôi đã quyết định đến gặp anh quản lý để trình bày nguyện vọng của mình. Tôi được giới thiệu qua gặp anh Nguyễn Huy Cường là Trưởng phòng Quản lý chất lượng lúc bấy giờ.

Cuối cùng, tôi được nhận vào làm với vị trí nhân viên kiểm soát chất lượng dịch vụ của công ty, nhờ vào câu nói của anh với người quản lý bên kỹ thuật khi giới thiệu tôi: “Nhỏ con hả, không sao, nhỏ nhưng có võ thì vẫn OK”. Đến bây giờ câu nói ấy vẫn còn ghi dấu trong tôi khi nhớ về anh.

a

Anh Nguyễn Huy Cường (áo trắng) luôn được đồng nghiệp dành cho tình cảm trân trọng. Ảnh: NVCC.

Ngày ấy, công việc của tôi chưa có một chuẩn tắc, biểu mẫu, form báo cáo gì cả. Tất cả đều rất mới mẻ và phải xây dựng từ đầu. Tôi vẫn thầm cảm ơn quãng thời gian tuy mệt mỏi ấy nhưng đã cho tôi rất nhiều bài học.

Bài học đầu tiên tôi học được ở anh là việc trình bày, soạn thảo e-mail, làm một báo cáo ra sao, form mẫu thực hiện khi đi kiểm soát thế nào...

Trái với sự vui vẻ, khoáng đạt trong cuộc sống, trong công việc, anh lại là người khá khắt khe. Mỗi một nội dung gửi anh xem, tôi phải chỉnh sửa không dưới 3-4 lần mới được tạm chấp nhận.

Trước sự rầu rĩ của tôi, anh chậm rãi chia sẻ: “Thời anh làm việc khi soạn một cái công văn mang lên trình sếp duyệt thì luôn luôn bị sửa lại. Những công văn khi mới bắt đầu làm được sếp sửa đỏ hết cả tờ giấy, nhìn mà thấy choáng. Cứ mỗi lần mang lên là lại bị sửa tuy nhiên mức độ có giảm lại theo thời gian”. Những tâm sự đó của anh ngấm dần trong tôi và trở thành những kinh nghiệm quý báu.

Hễ có thời gian là anh lại truyền kinh nghiệm cho lớp đàn em. Đầu tiên anh truyền những kiến thức về quy trình, quy định, kỹ năng… cho nhân viên trong mỗi buổi hội thảo để giúp cho nhân viên hiểu rõ công việc mình đang làm.

Ngoài ra, anh rất hay ngồi chia sẻ những kinh nghiệm trong công việc, trong cuộc sống, gia đình để mọi người có thêm kinh nghiệm cho riêng mình khi có dịp đi nghỉ mát hay anh em ngồi lai rai khi hết giờ làm.

Được làm việc cùng anh đã giúp tôi học hỏi nhiều từ cách làm việc đến các kỹ năng khác như giao tiếp với khách hàng, cách ứng xử tình huống, cách làm việc với cấp trên, nhân viên của mình. Những việc này giúp ích rất nhiều cho tôi trong vai trò quản lý hiện nay.

Hiện tại, anh đã chuyển sang công tác ở môi trường mới nhưng anh em tôi vẫn thường xuyên liên lạc và gặp gỡ nhau khi có dịp. Những ngày đầu năm mới thì tôi và một vài anh em đều ghé qua nhà anh để chúc Tết.

Tôi và rất nhiều nhân viên dưới quyền khi nhắc đến anh đều dành những tình cảm trân trọng. Theo tôi, đ là điều quý nhất, vui nhất của một người quản lý.

Nguyễn Sơn

Dù đã hết hạn gửi bài dự thi "Viết về đồng đội" từ 30/6 nhưng Ban tổ chức vẫn tiếp tục nhận các bài viết ở địa chỉ dongdoi@fpt.com.vn và sẽ có các giải thưởng khuyến khích CBNV tham gia cuộc thi này.

Ý kiến

()