Chúng ta

Việt Nam lọt Top 6 'điểm nóng' ngành phần mềm thế giới

Thứ hai, 4/2/2013 | 19:31 GMT+7

Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất vào Top 6 'điểm nóng' của ngành gia công phần mềm thế giới trong năm 2013.
> Myanmar đặt niềm tin vào 'đám mây’

Thông thường, khi nhắc đến thị trường gia công phần mềm, người ta thường nghĩ ngay đến Ấn Độ. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều quốc gia mới nổi đang tích cực đưa ra các đặc quyền để giành chiến thắng trong ngành gia công phần mềm.

Các nhà lãnh đạo thông minh trong ngành CNTT luôn không ngừng tìm kiếm để bổ sung cho thị trường căn bản Ấn Độ nhằm mục đích quản lý rủi ro và đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh được liên tục. Bên cạnh đó, họ cũng tìm kiếm sự lưu loát của các loại ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, sự gần gũi cũng như chi phí tiền lương, hoặc một nơi có thị trường nội địa hấp dẫn.

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á lọt top 6 'điểm nóng' về gia công phần mềm do CIO bình chọn. Trong ảnh là FPT Software HCM, công ty phần mềm lớn nhất TP HCM. Ảnh: V.N.

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á lọt Top 6 'điểm nóng' về gia công phần mềm do CIO bình chọn. Trong ảnh là trụ sở FPT Software HCM, công ty phần mềm lớn nhất TP HCM. Ảnh: V.N.

H. Karthik, Phó Chủ tịch công ty tư vấn gia công phần mềm Everest, cho biết nhóm kỹ năng nhất định, như kiểm tra tự động hóa, chính là "khe cửa hẹp" bảo đảm cho một thị trường "nóng" như Ấn Độ. Tuy nhiên, nhiều quốc gia mới nổi đang được đánh giá tích cực nhờ những chính sách ưu đãi của Nhà nước như các công viên phần mềm, chính sách ưu đãi thuế, cùng môi trường pháp lý thuận lợi để giành chiến thắng trong ngành kinh doanh gia công phần mềm.

CIO, chuyên trang dành cho giới lãnh đạo CNTT toàn cầu, đã chọn ra 6 "điểm đến" lý tưởng cho ngành gia công phần mềm trong năm 2013.

Colombia

Rất nhiều công ty dịch vụ CNTT Ấn Độ đã thiết lập chi nhánh tại đây và Colombia đích thực trở thành một "điểm nóng". Bên cạnh đó, quốc gia này cũng đủ lớn với nhiều thành phố đa năng cùng một lực lượng lao động hùng hậu được đào tạo bài bản và đáng tin cậy.

Với thứ tiếng Tây Ban Nha chuẩn mực, Colombia đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp về dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong khu vực. Colombia có cùng một múi giờ như tất cả các nước Mỹ Latin khác, và điều này rất phù hợp với những trọng tâm của ngành CNTT như phát triển phần mềm linh hoạt và quản trị mạng. Chi phí đầu tư vào thị trường này có thể cao hơn 20% so với thị trường Ấn Độ nhưng lại bù đắp bằng khoản tiết kiệm cho phí quản lý nhờ rút ngắn khoảng cách địa lý.

Ưu điểm: Thị trường lao động lớn, chi phí hoạt động thấp, thị trường nội địa hấp dẫn.

Nhược điểm: Dịch vụ hậu mãi kém, khả năng tiếng Anh hạn chế.

Peru

Một thị trường đầy hứa hẹn khác tại Mỹ Latin cũng đang nhận được rất nhiều sự chú ý nhờ vào mức tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những công ty muốn nắm hết lợi thế của nhà tiên phong như lực lượng lao động trung thành, dài hạn thì nên thiết lập cơ sở tại quốc gia này ngay từ bây giờ.

Ưu điểm: Chi phí hoạt động thấp, nền kinh tế trong nước phát triển nhanh chóng.

Nhược điểm: Thị trường mới ra đời, chất lượng hệ thống giáo dục thấp, kỹ năng tiếng Anh hạn chế.

Việt Nam

Một số nhà lãnh đạo về CNTT có thể ngạc nhiên rằng, kể cả khi đưa vào các yếu tố như lạm phát, chi phí bất động sản, thuế và tiền lương, Việt Nam luôn nằm trong số những điểm đến được lựa chọn hàng đầu của ngành gia công phần mềm, thậm chí còn được ưu tiên hơn cả Ấn Độ.

d

Ban lãnh đạo FPT Software trong lễ ký kết hợp tác với HarveyNash, khách hàng lớn từ châu Âu. Ảnh: V.N.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là địa điểm gia công phần mềm được yêu thích của các công ty Nhật Bản.

Ưu điểm: Chi phí hoạt động thấp (thấp hơn 30-50% so với Ấn Độ), sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ.

Nhược điểm: Phần mềm vi phạm bản quyền tràn lan, quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ chưa đầy đủ, khả năng tiếng Anh hạn chế.

Bulgaria

Bulgaria có thể được xem là một điểm đến đắt đỏ nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đây là một quốc gia có nền giáo dục tuyệt vời dù vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ nền giáo dục của Liên Xô cũ. Bulgaria là một quốc gia đam mê học tập với sự tương tác tốt về kỹ năng ngôn ngữ với các nước châu Âu khác, và điều này đã góp phần thúc đẩy cho sự tăng trưởng.

Ưu điểm: Kỹ năng và chất lượng sẵn có về CNTT, gần gũi với Tây Âu, thị trường BPO thuần thục và trưởng thành.

Nhược điểm: Dịch vụ CNTT còn thiếu tính thuần thục, dân số ít.

Thổ Nhĩ Kỳ

Đây là một quốc gia thiếu sự ổn định nhưng vẫn có cơ hội phát triển. Mặc dù mới được một số ít công ty chọn là điểm đến cho ngành gia công phần mềm, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là điểm đến tiềm năng ở một số lĩnh vực chuyên môn. Cạnh đó, các công ty địa phương cũng đủ lớn để tạo ra một lực lượng lao động có hiểu biết về các ngành kinh doanh phức tạp.

Ưu điểm: Thị trường lao động lớn, sự hỗ trợ của ngôn ngữ châu Âu, khả năng hỗ trợ nghiên cứu ở trình độ cao.

Nhược điểm: Vấn đề an ninh và rủi ro chính trị do vấn đề khủng bố, thị trường quốc tế về CNTT còn non trẻ.

Nam Phi

Cũng giống như Bulgaria, CNTT là lĩnh vực mà Nam Phi đã khẳng định được thương hiệu của mình. Với chế độ tiền lương hấp dẫn, CNTT luôn là mối quan tâm hàng đầu của lực lượng lao động. Bên cạnh đó, nguồn tài chính dồi dào cùng kỹ năng kế toán chuẩn mực cũng là thế mạnh của các doanh nghiệp Nam Phi. Đây là điểm đến không thể bỏ qua của ngành gia công phần mềm.

ds

Nam Phi, một trong 6 'điểm nóng' của thị trường gia công phần mềm năm 2013. Ảnh: Internet.

Ưu điểm: Lực lượng lao động với khả năng nói tiếng Anh lớn, khả năng tương thích múi giờ với châu Âu, cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường trong nước và khu vực hấp dẫn.

Nhược điểm: Chi phí hoạt động cao hơn hẳn so với các thị trường CNTT mới nổi khác.

Na Vy (theo CIO)

Ý kiến

()