Chúng ta

‘Tốc độ đường truyền của FPT Telecom luôn đảm bảo’

Thứ năm, 29/11/2012 | 17:36 GMT+7

“Chúng tôi luôn đảm bảo dung lượng đường truyền đúng như cam kết với khách hàng trong hợp đồng”, anh Lê Viết Thanh Luận, GĐ Trung tâm Điều hành mạng (NOC), FPT Telecom, khẳng định.
> 15 năm Internet VN: 'Cảm ơn FPT, Viettel!' / FPT Telecom đạt chỉ tiêu chất lượng dịch vụ ADSL

Thời gian qua, các nhà cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng tại Thái Lan đang phải đối mặt với sự giận dữ của khách hàng do tốc độ đường truyền không đúng như quảng cáo.

Ủy ban Phát thanh truyền hình và viễn thông quốc gia (National Broadcasting and Telecommunications Commission - NBTC) cho biết, 6 tháng đầu năm 2012, cơ quan này đã nhận 160 đơn khiếu nại dành cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet về tốc độ đường truyền chậm, dịch vụ khách hàng yếu kém.

Khiếu nại liên quan đến dịch vụ Internet chiếm 16% trong tổng số 993 khiếu nại liên quan đến các dịch vụ viễn thông, chỉ đứng sau các khiếu nại liên quan đến dịch vụ dành cho điện thoại di động.

Theo đại diện NBTC, trong ba năm qua, người dùng thực chất chỉ nhận được khoảng 70% tốc độ đường truyền so với quảng cáo.

d

Kết quả đo kiểm của Bộ TT và TT khẳng định tốc độ đường truyền của FPT Telecom luôn đảm bảo so với cam kết. Ảnh: V.N. 

 Đại diện tập đoàn True, nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng lớn nhất Thái Lan, cũng thừa nhận khách hàng đang được nhận thực tế này. Với một số trang web địa phương, tốc độ truy cập thực tế chỉ đạt 60-70% so với tốc độ được quảng cáo. Trong khi các trang web quốc tế, tốc độ trung bình chỉ là 30-60%.

Theo báo cáo tốc độ mạng Internet toàn cầu quý I/2012 của Akamai, một mạng lưới chuyên cung cấp nội dung Internet ở Mỹ, tốc độ kết nối băng rộng ở Việt Nam bình quân đạt khoảng 1,664 Mbps, thấp hơn tốc độ kết nối trung bình của thế giới (2,6 Mbps).

Tuy nhiên, tại buổi "Giao lưu và Tọa đàm về Internet với hội viên Hiệp hội Internet Việt Nam" mới đây, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, về cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ trên nền Internet, trong khu vực Đông Nam Á, hiện Việt Nam chỉ kém Singapore và Malaysia, còn tương đương (thậm chí có nhiều mặt hơn) Thái Lan và Indonesia.

"Đặc biệt, trong năm qua, khi tôi đến một số nước ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á, việc sử dụng Internet không thuận lợi và chất lượng như ở Việt Nam", Thứ trưởng khẳng định.

Sử dụng Internet dễ dàng và thuận lợi mọi lúc mọi nơi, có đầy đủ công nghệ từ mạng 3G đến vệ tinh, cáp quang với giá cước rẻ, mật độ sử dụng Internet cao... là những minh chứng rõ rệt nhất cho thấy Internet Việt Nam không hề thua các nước tiên tiến trên thế giới.

Trong đó, FPT Telecom cũng đã có những đóng góp đáng kể vào việc đưa Internet ở Việt Nam trở nên dễ dàng tiếp cận và chất lượng đường truyền luôn đảm bảo.

Để chuẩn bị cho kế hoạch phát triển, trong những năm qua, FPT Telecom luôn đầu tư mạnh mẽ nhằm mở rộng dung lượng đi quốc tế. Ngay từ cuối năm 2007, FPT đã đầu tư 10 triệu USD vào tuyến cáp quang biển AAG (Asia America Gateway) để có 30 Gbps quốc tế từ Việt Nam đi Hong Kong, Singapore. Cuối tháng 9 vừa qua, FPT có thêm 130 Gbps từ đợt nâng cấp tuyến cáp quang biển AAG.

Theo kết quả đo kiểm thường niên do Cục Viễn thông (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) công bố ngày 6/11, dịch vụ ADSL của FPT Telecom đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ngành.

Trước đó, Cục Viễn thông đã tiến hành đo kiểm dịch vụ ADSL của FPT Telecom từ ngày 9 đến 12/10 tại Hải Phòng. Kết quả cho thấy, tốc độ tải dữ liệu trung bình nội mạng của các gói cước như MegaSave, MegaYou, MegaMe, MegaNet đều có hệ số vượt chỉ tiêu ngành Pd ≥ 0,8 Vdmax và Pu ≥ 0,8 Vdmax.

Tốc độ tải dữ liệu trung bình ngoại mạng vượt chỉ tiêu ngành Pd ≥ 0,6 Vdmax. Trong khi đó, lưu lượng sử dụng trung bình cả hướng về và hướng đi đều ≤ 70%. Tỷ lệ dung lượng truy nhập bị tính cước sai đều ≤ 0,1%.

Đặc biệt, các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ phục vụ của FPT Telecom vượt chỉ tiêu chất lượng về độ khả dụng (>99,5%), thời gian thiết lập dịch vụ (> 90%), thời gian khắc phục mất kết nối (>90%), khiếu nại của khách hàng (số khiếu nại/100 thuê bao/3 tháng

d

FPT Telecom tiếp tục tham gia góp vốn vào liên minh cáp biển APG (Asia - Pacific Gateway) để tăng cường an toàn và mở rộng dung lượng quốc tế trong năm 2014.

Chị Bùi Hồng Yến, Trưởng Ban Viễn thông và Bảo đảm chất lượng FPT Telecom, cho biết: “Kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ của Cục Viễn thông đã thể hiện được những nỗ lực của FPT Telecom - luôn coi chất lượng dịch vụ là giá trị cốt lõi và ưu thế cạnh tranh trên thị trường viễn thông”.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê tháng 9, số thuê bao Internet trên cả nước ước đạt 4,4 triệu, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Toàn bộ hoạt động kinh doanh, khai thác dịch vụ, chăm sóc khách hàng của đơn vị đều tuân thủ phù hợp với tiêu chuẩn ngành và luôn đặt mục tiêu hàng đầu là hướng tới khách hàng, đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất.

“Với kết quả này, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các ban ngành trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng”, chị Yến nói.

Theo kế hoạch, ngoài việc nâng cấp kết nối qua biên giới Trung Quốc lên 100 Gbps vào đầu năm 2013, FPT Telecom tiếp tục tham gia góp vốn vào liên minh cáp biển APG (Asia - Pacific Gateway) để tăng cường an toàn và mở rộng dung lượng quốc tế trong năm 2014.

“FPT Telecom luôn mở rộng và đảm bảo kết nối song phương (peering) với tất cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước và hầu hết các nhà cung cấp nội dung số quốc tế lớn nhằm đảm bảo khách hàng luôn có thể truy cập đến các site này với tốc độ nhanh nhất”, anh Luận cho biết.

Với các kết nối quốc tế khác, do đích đến thường qua nhiều nhà cung cấp trung gian và không có ràng buộc cam kết chất lượng liên thông đầy đủ giữa các nhà cung cấp này nên có thể một số site đạt băng thông ở mức độ thấp hơn (best-effort) tùy điều kiện thực tế, và việc đảm bảo mức băng thông kết nối qua Internet đến các site này chỉ có ý nghĩa tương đối.

Để cải thiện tốc độ và chất lượng dịch vụ cho người sử dụng, FPT Telecom đã cài đặt công cụ giám sát nhằm phân tích điểm tắc nghẽn và rút ngắn các quy trình xử lý sự cố theo tiêu chuẩn quốc tế.

“Do công tác dự phòng kết nối của FPT Telecom hiện nay khá tốt nên nếu một tuyến cáp quang biển bị đứt, chẳng hạn sự cố AAG vừa qua, thì khách hàng của FPT Telecom chỉ bị ảnh hưởng khoảng 30% dung lượng đi quốc tế. Điều này trong thời gian tới sẽ giảm nhiều hơn nữa khi FPT Telecom mở rộng đa hướng kết nối quốc tế”, anh Luận chia sẻ.

Lan Chi

Ý kiến

()