Chúng ta

Thay đổi vị thế quốc gia nhờ khởi nghiệp

Thứ sáu, 3/6/2016 | 19:57 GMT+7

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng, kinh tế số và khởi nghiệp (start-up) chính là câu trả lời để thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Diễn đàn kinh tế tư nhân (VPSF) 2016 đã diễn ra vào chiều ngày 3/6, tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của gần 500 đại biểu từ khối chính phủ, doanh nghiệp và các ngành. Anh Trương Gia Bình là Chủ tịch phiên đối thoại về chủ đề Kinh tế số. 

Trong phần chia sẻ của mình, người đứng đầu FPT cho hay, cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4 - Cách mạng số đã thay đổi toàn bộ thế giới. Khi thế giới thực và ảo trở thành một, các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp, ngân sách, và mỗi công dân để trở thành số, thì nó đang đặt ra thách thức và rất lớn đối với Việt Nam.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng, kinh tế số và khởi nghiệp (start-up) chính là câu trả lời để thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng, kinh tế số và khởi nghiệp (start-up) chính là câu trả lời để thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

"Chúng ta chỉ có hai kịch bản: một là theo kịp Cách mạng số, hoặc bị bỏ rơi như từng bỏ rơi 3 cuộc cách mạng trước đó. Điều cần làm là Việt Nam cần có khát vọng và ý chí để theo kịp Cách mạng số. Và tôi cho rằng, kinh tế số và khởi nghiệp (start-up) chính là câu trả lời cho thách thức và cơ hội đó", Chủ tịch FPT nhấn mạnh.

Năm 2016 được chọn là năm Quốc gia khởi nghiệp. Anh Bình chỉ ra rằng, tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp mạnh mẽ và khởi nghiệp thành công trong môi trường chuyên nghiệp là điều kiện cần để nuôi dưỡng tinh thần đổi mới, sáng tạo và xây dựng cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, các công ty start-up sẽ góp phần đưa Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp để thay đổi vị thế và tăng trưởng Việt Nam trên toàn thế giới.

Tạo nên môi trường cho start-up, vườn ươm doanh nghiệp và các hệ sinh thái, theo anh Bình, Chính phủ cần đưa ra các cơ chế thuận lợi về thủ tục, số hóa quy trình quản lý điện tử. Đồng thời, chú trọng đãi ngộ thỏa đáng và tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực sáng tạo.

Diễn đàn kinh tế tư nhân (VPSF) 2016 đã diễn ra vào chiều ngày 3/6 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của gần 500 đại biểu từ khối Chính phủ, Doanh nghiệp và các ngành

Diễn đàn kinh tế tư nhân (VPSF) 2016 đã diễn ra vào chiều ngày 3/6 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của gần 500 đại biểu từ khối Chính phủ, Doanh nghiệp và các ngành.

Hiện, nền kinh tế số đang gợi mở cả thách thức và cơ hội với doanh nghiệp. Việc tận dụng lợi thế của Internet như thế nào để phục vụ cộng đồng và chiếm lĩnh thị trường quốc tế, yêu cầu cần những định hướng phát triển và cơ chế thông tin thông thoáng hơn để quản lý hiệu quả là cần thiết. Yêu cầu đặt ra là phải chủ động và sáng tạo nâng cao nguồn lực, nắm bắt cơ hội kinh doanh có được từ chính sách vĩ mô cởi mở, nền tảng công nghệ không ngừng nâng cấp. Trong khi sự chuyển dịch sang nền kinh tế số đòi hỏi cả sự lớn mạnh của một hệ sinh thái...

Chủ tịch FPT cho hay, để có sự đột phá trong phát triển kinh tế số, doanh nghiệp trong ngành cần lựa chọn định hướng là: Tạo ra ý tưởng đột phá - khởi nghiệp, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp để phát triển nền kinh tế số theo hướng bền vững như: dịch vụ phần mềm, dịch vụ nội dung số, cơ sở dữ liệu tri thức số, mạng xã hội...

Trước đó, trong phần phát biểu khai mạc chương trình, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, khu vực tư nhân đã vươn lên trở thành một động lực chính của nền kinh tế trong gần 30 năm qua. Cả nước hiện có hơn có 520.000 doanh nghiệp, trên tổng số hơn 900.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân đang đóng góp hơn 30% ngân sách và 40% GDP của cả nước. Ngoài ra, khu vực kinh tế tư nhân cũng đang tạo ra khoảng 90% số việc làm cho toàn xã hội.

Trong vòng 4 năm nữa, Việt Nam đang đặt mục tiêu nâng con số này lên thành 1 triệu doanh nghiệp hoạt động. Do đó, việc tập trung chăm lo doanh nghiệp hiện có và hỗ trợ để đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp quốc gia, hỗ tợ trực tiếp cho doanh nghiệp khởi nghiệp, xây dựng doanh nghiêpk phát triển nhanh và bền vững, cùng với các thành phần kinh tế khác là rất quan trọng.

Chủ tịch FPT Telecom cho hay, vai trò của các doanh nghiệp hạ tầng rất quan trọng để thúc đẩy kinh tế số.

Chủ tịch FPT Telecom cho hay, vai trò của các doanh nghiệp hạ tầng rất quan trọng để thúc đẩy kinh tế số.

Với sự tham gia của đại diện 7 ngành và 3 lĩnh vực, diễn đàn đã có 10 phiên thảo luận chuyên đề gồm 7 chuyên ngành chủ lực của kinh tế Việt Nam được ưu tiên phát triển trong thời gian tới và 3 lĩnh vực hoạt động. Chủ tịch FPT Telecom Chu Thanh Hà cũng là đại biểu tham dự chương trình, chị dành sự quan tâm cho ba chủ đề, gồm: Kinh tế số, Khởi nghiệp & Sáng tạo và Hội nhập & Toàn cầu hóa.

Theo Bộ thông tin và truyền thông, Viễn thông đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập hạ tầng kinh tế số. "Đến 2020, trách nhiệm của các công ty hạ tầng, trong đó có FPT Telecom là đẩy rất nhanh quá trình kinh tế số. Đồng thời, trang bị những thiết bị hiện đại nhất cho hạ tầng và các dịch vụ IoT đưa vào để khai thác hạ tầng, kết nối kinh tế Việt Nam với các nước, thúc đẩy nền kinh tế số", chị nói.

Về chủ đề khởi nghiệp, cá nhân Chủ tịch FPT Telecom cho rằng, start-up ở Việt Nam dường như vẫn ở giai đoạn sơ khai chứ chưa có kết quả. Các phòng trào khởi nghiệp đưa ra để Chính phủ, các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp mới khởi nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Cách đi của các doanh nghiệp khoeri nghiệp có vẻ vẫn còn lúng túng.

Riêng về chủ đề Hội nhập và Toàn cầu hóa, nhiều chính sách như TTP và các xu hướng mới khiến doanh nghiệp tư nhân phải quan tâm. Đặc biệt, FPT đã có chiến lược của FPT hướng ra toàn cầu gần 1 thập kỷ nay. Do đó, chị muốn biết Chính phủ có thêm những chính sách gì để hỗ trợ, cũng như lắng nghe các chuyên gia nước ngoài đóng góp những sáng kiến để có bước đi vững chắc hơn.

Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam do Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, Hội doanh nhân Trẻ Hà Nội phối hợp tổ chức. Các đại biểu đều cho rằng đây là thời điểm tốt nhất để kinh tế tư nhân Việt Nam có thể bứt phá, cạnh tranh và tự tin hội nhập. Đặc biệt, kinh tế tư nhân Việt Nam nhiều khả năng tạo được “đột phá” trong tương lai. Sự kiện này được coi là diễn đàn để giới doanh nghiệp tư nhân có cơ hội nói ra nhu cầu và giải pháp của mình, mà kết quả của Diễn đàn có thể tác động đến phát triển kinh tế Việt Nam.

 Thanh Nga

Ý kiến

()