Chúng ta

'Quản trị dòng tiền chỉ dành cho người biết bơi'

Thứ sáu, 23/1/2015 | 11:57 GMT+7

"Một doanh nghiệp muốn sống được phải đòi hỏi nguồn tiền phải mạnh, tức là họ phải bơi tốt và có sức cạnh tranh tốt. Vì vậy, quản trị dòng tiền cũng là một kỹ năng bơi. Nếu không biết bơi thì dù nhảy vào dòng nước xuôi cũng chết", TS. Lê Thẩm Dương đúc kết. 

Tối ngày 21/1, hội thảo chủ đề “Bí quyết quản trị dòng tiền hiệu quả” do Viện Quản trị Kinh doanh FPT (FSB thuộc ĐH FPT) tổ chức đã diễn tại TP HCM, thu hút hơn 90 người tham dự. Diễn giả của chương trình là TS. Lê Thẩm Dương, giảng viên cao cấp và là chuyên gia hàng đầu trong công tác quản trị tài chính ngân hàng, quản trị doanh nghiệp. 

Không cầu kỳ về hình thức lẫn thủ tục, TS. Lê Thẩm Dương bắt đầu phần chia sẻ của mình vào vấn đề ngay khi ông bước chân vào hội trường. Không sử dụng đến các file trình chiếu, chỉ với cây bút và bảng trắng, những vấn đề được ông chia sẻ được đông đảo người tham dự hội thảo quan tâm.

"Nhiều người vẫn hỏi tôi, năm 2015, kênh đầu tư nào là tốt nhất. Xin lỗi, tôi trả lời thẳng, chẳng có kênh nào xấu cả, nó chỉ phụ thuộc vào sức mạnh và năng lực của doanh nghiệp. Thị trường càng khó khăn thì cơ hội càng nhiều cũng giống như nơi nước bẩn, ít người đánh bắt thì cá lại càng to", TS. Lê Thẩm Dương thẳng thắn nhìn nhận.

Một doanh nghiệp muốn sống được phải đòi hỏi nguồn tiền phải mạnh, tức là họ phải bơi tốt và có sức cạnh tranh tốt. Vì vậy, quản trị dòng tiền cũng là một kỹ năng bơi. Nếu không biết bơi thì dù nhảy vào dòng nước xuôi cũng chết

Theo diễn giả, một doanh nghiệp muốn sống được phải đòi hỏi nguồn tiền phải mạnh, tức là họ phải bơi tốt và có sức cạnh tranh tốt. Vì vậy, quản trị dòng tiền cũng là một kỹ năng bơi. Nếu không biết bơi thì dù nhảy vào dòng nước xuôi cũng "chết".

Theo diễn giả, sức mạnh của doanh nghiệp thể hiện qua định tính và định lượng. Trong đó, định lượng là tập hợp những yếu tố về nhân sự, tài sản... Yếu tố này chỉ chiếm 1/4 sức mạnh doanh nghiệp. Còn tất cả vấn đề sống còn tập trung vào định tính. Đây chính là "cái túi" chứa đựng những gì quan trọng nhất của doanh nghiệp như: Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, cổ đông, chất lượng nhân viên, văn hóa công ty và quan trọng không kém là thương hiệu.  

Trong phạm trù quản trị dòng tiền, doanh nghiệp không nên đánh giá dưới góc độ của một kế toán tài chính mà hãy nên nhìn nhận ở góc độ kế toán quản trị, do đó, quản trị dòng tiền không cần thiết phải dựa vào bất cứ công thức nào cụ thể. 

Để biến một nguồn lực hữu hạn thành một mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp cần phải thông qua hệ thống các "thủ đoạn" kinh doanh, gồm: Chiến lược (nguồn lực, mục tiêu, cách đánh phù hợp với thực lực), Tổ chức (bao gồm các vấn đề về quản trị), Hành vi điều khiển (các hoạt động lãnh đạo) và Tuân thủ (công tác kiểm tra). 

Để quản trị dòng tiền tốt, doanh nghiệp cần phải nắm rõ "như lòng bàn tay" những yếu tố cấu thành nên dòng tiền mà cụ thể là hai yếu tố tài sản và nguồn (nợ và vốn chủ sở hữu). Tuy nhiên, không phải tất cả những người tham dự hội thảo đều có thể kể rành rọt những yếu tố này. Theo TS. Lê Thẩm Dương, nếu không nắm rõ, doanh nghiệp rất dễ mắc sai lầm. Trong đó, tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Còn tài sản dài hạn gồm: Tài sản cố định, đầu tư dài hạn phải thu và tài sản dài hạn khác.

"Doanh nghiệp gặp khó khi dòng tiền không đủ và không có quỹ đề phòng rủi ro. Chính vì vậy, những yếu tố nêu trên đây được coi là 8 'cục máu đông' của doanh nghiệp" mà họ cần phải nắm rõ để kiểm soát dòng tiền sao cho hiệu quả", diễn giả chỉ rõ.

Xen lẫn trong mỗi bài giảng hay vấn đề được nêu ra, diễn giả cũng không quên lồng ghép những mẩu chuyện dưới góc độ hài hước nhưng thâm thúy.

Xen lẫn trong mỗi bài giảng hay vấn đề được nêu ra, diễn giả cũng không quên lồng ghép những mẩu chuyện dưới góc độ hài hước nhưng thâm thúy.

Dù nhiều người tỏ ra nôn nóng muốn diễn giả đi thẳng vào chủ đề của hội thảo hoặc mong ông chỉ cho công thức quản trị dòng tiền, nhưng ông vẫn từ tốn giảng giải từng đề mục cơ bản để doanh nghiệp hiểu rõ bản chất của dòng tiền. Ông nhấn mạnh, quản trị dòng tiền trước hết cần phải đề cao chiến lược. Chiến lược này cũng giống như đánh trận, cần phải biết lượng sức mình, không nên để xảy ra tình trạng "phát triển nóng" (mục tiêu vượt quá năng lực).

Chiến lược quản trị dòng tiền được phân chia thành 3 nhánh chính. Thứ nhất là chiến lược tài sản. Để có tiền, doanh nghiệp luôn có sẵn một lượng tài sản dễ bán. Chiến lược này có thể coi là an toàn nhưng phần lợi nhuận của tài sản thường không cao, vì vậy, thích hợp cho những doanh nghiệp nhỏ. Thứ hai là chiến lược nợ, đi vay để có tiền, thường áp dụng cho các doanh nghiệp lớn bởi họ luôn được các tổ chức tín dụng săn đón và chào mời. Cuối cùng là kết hợp cả chiến lược tài sản và nợ, phù hợp với doanh nghiệp vừa. 

Khi có lựa chọn được chiến lược phù hợp, doanh nghiệp mới bắt tay vào tổ chức thực hiện chiến lược đó. Theo diễn giả, dòng tiền của doanh nghiệp phụ thuộc vào 5 yếu tố: Tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu, khoản tồn kho và các khoản chi khác. Đây đều là những vấn đề rất quan trọng và doanh nghiệp cần phải "bắt chết" 5 yếu tố này. 

Ông cũng khuyên doanh nghiệp cần dựa vào phương pháp dự báo để kiểm soát các khoản thủ và sơ cấp. Phương pháp này dựa vào các số liệu trong quá khứ của doanh nghiệp để thực hiện, gồm: Số liệu về tiền lương, các khoản phải trả, chi tiêu thường xuyên, những khoản bất thường. Đối với các khoản phải thu, doanh nghiệp nên cẩn thẩn trong việc lựa chọn đối tượng bán nợ. Cần xem xét kỹ lưỡng đối tượng bán nợ về tính pháp lý, uy tín, mục đích mua, năng lực tạo lợi nhuận, năng lực tài chính và tài sản đảm bảo. Mức bán nợ cũng không được vượt quá 15% vốn chủ sở hữu và phải có thời hạn nợ cụ thể. 

Đối với các khoản phải trả, diễn giải khuyên doanh nghiệp chỉ nên chi trả trong những giờ phút cuối của hợp đồng nhằm đảm bảo dòng tiền, chỉ nên mua nợ ở những công ty có nguồn vốn lớn, ưu tiên vay ngân hàng và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần tìm mọi cách để thương lượng thay vì né tránh. Với hàng tồn kho, quản trị vấn đề này không khó nhưng doanh nghiệp không nên tham, hãy để yếu tố ở mức càng thấp càng tốt. 

Người tham dự không chỉ hài lòng về những kiến thức thu nhận được mà còn ấn tượng với cách chia sẻ đặc trưng của diễn giả.

Người tham dự không chỉ hài lòng về những kiến thức thu nhận được mà còn ấn tượng với cách chia sẻ đặc trưng của diễn giả.

Xen lẫn trong mỗi bài giảng hay vấn đề được nêu ra, diễn giả không quên lồng ghép những mẩu chuyện dưới góc độ hài hước nhưng thâm thúy. Ông cũng không giấu giếm chất giọng "chua ngoa" của mình ở mọi góc độ của cuộc sống, những mẫu chuyện tương tác mang hơi hướng "18+" hay lối dẫn dắt không ngừng... văng tục. Không ít người bỗng chốc trở thành "nạn nhân" để ông khéo léo đưa vào bài giảng, nhưng điều này không làm người tham dự khó chịu mà ngược lại, họ hoàn toàn cảm thấy hào hứng, không khí hội trường luôn ngập tràn tiếng cười hào sảng, những con số trở nên nhẹ nhàng hơn.

"Dù đã được học các môn do TS. Lê Thẩm Dương đứng lớp trong 2 buổi trong chương trình MiniMBA của FSB tổ chức nhưng đây là lần đầu tiên tôi tham dự một hội thảo do ông chia sẻ trực tiếp. Đây là chuyên đề rất hay và "chạm" đến nhiều vấn đề trong công việc của tôi như quản trị dòng tiền, quản trị tồn kho... Phương pháp dẫn dắt của diễn giả thực sự rất tuyệt vời và thú vị", chị Trần Thị Vân Anh, công ty Prima Steel, bộc bạch.

Hà Dương

Ý kiến

()