Chúng ta

Mối duyên 6 năm với 'Đào Hoa đảo'

Thứ sáu, 15/3/2013 | 12:03 GMT+7

Năm 2013, Công ty TNHH Phần mềm FPT châu Á - Thái Bình Dương (FAP, tên cũ là FAPAC) đặt mục tiêu doanh số là 7,3 triệu đôla Singapore.
> 'Singapore là nơi một thế hệ FPT Small ra đời và lớn lên'

Ngày 13/3/2007, sau 6 tháng chuẩn bị, lễ khai trương chi nhánh thứ hai của FPT Software tại Singapore ( FPT Software Asia Pacific - FAPAC) đã diễn ra suôn sẻ tại Ball Room khách sạn Park Royal. Đến nay, FAP đã có hơn 6 năm trú chân tại nơi mà anh em vẫn thường gọi vui là " Đào Hoa đảo".

Chiều tối 11/03/2012, FAP tổ chức một bữa tiệc sinh nhật nhỏ, ấm cúng với sự tham gia của Chủ tịch Hoàng Nam Tiến, TGĐ Nguyễn Thành Lâm, các CBNV FAP cùng gia đình tại Singapore.

Chiều tối 11/3/2012, FAP tổ chức một bữa tiệc sinh nhật nhỏ, ấm cúng với sự tham gia của Chủ tịch Hoàng Nam Tiến, TGĐ Nguyễn Thành Lâm, các CBNV FAP cùng gia đình tại Singapore.

Singapore là địa chỉ hấp dẫn các doanh nghiệp quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Singapore có những lợi thế cả khách quan lẫn chủ quan mà ít nơi nào có được. Về vị trí, Singapore có vị trí thuận lợi cho giao thương quốc tế và đặc biệt rất gần Việt Nam.

Về môi trường kinh doanh, Singapore cung cấp một nền tảng hoàn thiện cho môi trường kinh doanh, chính phủ trong sạch, hệ thống dịch vụ công hoạt động hiệu quả, luật pháp khuyến khích và bảo vệ nhà đầu tư. Bản thân Singapore đang là một nền kinh tế năng động, với khối tài chính ngân hàng mạnh, ngành vận tải truyền thống và đầu tư chiều sâu vào công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ sinh học. Những điều đó tạo nên sự hấp dẫn cho giới đầu tư quốc tế.

Hiện nay, chi nhánh FPT tại Singapore đã đặt được nền tảng tốt cho các hoạt động kinh doanh với mạng lưới khách hàng khá rộng gồm những tên tuổi lớn như Bộ Giáo dục, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công nghệ Truyền thông và Nghệ thuật, Cảnh sát quốc gia, Tòa án tối cao, Tòa án nhân dân, Cục phòng chống ma túy…

Là một người Việt Nam đang làm việc và sống tại Singapore, GĐ FAP Nguyễn Hoàng Trung cho biết, sự phát triển trong quan hệ Việt Nam và Singapore được cảm nhận thông qua các biểu hiện bề nổi: Số chuyến bay thẳng từ Hà Nội sang Singapore tăng từ 2,5 chuyến lên 8 chuyến mỗi ngày, người Việt xuất hiện nhiều hơn tại đất nước này với sự thành lập của Hội Doanh nhân Việt Nam, VN2020…, và hiểu biết về Việt Nam cũng tăng lên.

Thị trường Singapore và Malaysia có những đặc trưng khá giống nhau và khác với các thị trường Mỹ, Nhật. Khách hàng có nhu cầu giải pháp trọn gói hơn là outsourcing một phần dự án như các thị trường phát triển. FAP sẽ đi theo hai định hướng: Tiếp tục phát triển ODC cho mảng thương mại và chào bán giải pháp cho mảng chính phủ.

Chính phủ Singapore đang thắt chặt quản lý người nước ngoài nhập cư và lao động, theo anh Trung, đây là cơ hội với FPT. "Để giành được cơ hội này, FAP cần duy trì một đội ngũ nhân viên địa pương (team local) mạnh để đảm bảo lực lượng onsite có thể hỗ trợ được lực lượng delivery offshore khi có dự án, vì khi các luật về thắt chặt lao động nhập cư được đưa vào áp dụng hoàn chỉnh, sẽ không dễ dàng đưa người sang onsite ngắn hạn nữa", anh Trung phân tích.

Năm 2012, FAP đặt mục tiêu đạt doanh thu 4,8 triệu đôla Singapore và tăng trưởng 30%.

Hiện nay, đơn vị có hơn 50 cán bộ nhân viên làm việc tại Singapore.

Trong năm 2013, FAP tiếp tục tập trung mở rộng kinh doanh trên cơ sở khách hàng hiện có và phát triển thêm mảng SAP / BPO với tổng doanh số dự kiến 7,3 triệu đôla Singapore, trong đó 60% doanh số đến từ các mảng kinh doanh có sẵn.

Nam Anh - Quỳnh Tâm

Ý kiến

()