Chúng ta

Mô hình đào tạo công nghệ thông tin trực tuyến 4C tại Việt Nam

Thứ bảy, 28/7/2018 | 11:41 GMT+7

Mô hình 4C của FUNiX cho phép sinh viên chủ động chọn chương trình học, chuyên gia giảng dạy, chủ động trong phương pháp học cũng như thực hành là.

Thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông cho thấy có tới 72% sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 80% lập trình viên phải đào tạo lại. Do vậy, việc cần thiết với sinh viên lúc này là phải gỡ bỏ tâm lý bằng cấp và tìm cách học chủ động nhằm lấy kiến thức thật, nâng cao năng lực thật để phát triển nghề nghiệp cho tương lai.

Dựa trên sự tích hợp của những phương thức học tiên tiến trên thế giới, chương trình học của FUNiX kích tích sự chủ động của học viên, rèn luyện sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo.

sinh-vien-FUNiX-Quy-Nhon-8591-1532696271

Nhóm sinh viên FUNiX được tuyển vào FPT Software làm việc.

Chủ động chọn chương trình học

Chương trình học của FUNiX có các cấp độ dành cho những đối tượng khác nhau. Các chứng chỉ riêng lẻ đáp ứng từng kỹ năng cần trau dồi, phù hợp với mọi đối tượng yêu thích công nghệ, trong đó, 8 học kỳ tương đương 8 chứng chỉ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nếu đã có kiến thức nền tảng trong lĩnh vực, sinh viên không bắt buộc phải học theo trình tự mà có thể học bất kỳ chứng chỉ nào trước.

Cách thiết kế chương trình này giúp sinh viên rút ngắn thời gian đào tạo theo nhu cầu bản thân. Sinh viên FUNiX Diệp Thanh Tú, 19 tuổi đã chọn học ngay chứng chỉ 2 - Lập trình viên ứng dụng mobile và xin việc thành công vào lĩnh vực này sau 4 tháng theo học.

FUNiX sử dụng bài giảng của những giáo sư danh tiếng thế giới, đã được đưa lên MOOC. Sinh viên có thể truy cập học liệu từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet như điện thoại di động thông minh (smart phone), máy tính để bàn, máy tính bảng, laptop… xem đi xem lại không giới hạn thời gian. Tài liệu tham khảo cũng là những giáo trình online.

Chủ động lựa chọn chuyên gia giảng dạy

Tại FUNiX, học viên sẽ lựa chọn người hướng dẫn (mentor) cho chương trình học của mình. Một sinh viên khi học có thể được “nghía” qua hồ sơ của hơn 2000 mentor để chọn ra những mentor nào được đánh giá cao, có chuyên môn phù hợp để đặt câu hỏi, xin hướng dẫn. Đó là cách sắp xếp các mentor (chuyên gia) ở Đại học trực tuyến FUNiX.

Điểm khác biệt tại FUNiX là cộng đồng mentor của trường không phải là những nhà giáo mang học hàm giáo sư, tiến sĩ mà là những chuyên gia trong ngành. Họ dùng những kinh nghiệm thực tế của bản thân để truyền tải tới sinh viên. Mỗi mentor có những thế mạnh riêng có thể hỗ trợ trong từng môn chuyên sâu như Internet of Things, Java... và vẫn hỗ trợ sinh viên trong các vấn đề kiến thức khác.

Chủ động trong phương pháp học

Phương pháp học tập chủ động được xác định là tôn chỉ hoạt động của nhà trường. Theo đó, chỉ cần có chiếc máy tính kết nối mạng, sinh viên phải tự lên kế hoạch và chủ động xây dựng lộ trình cũng như phương pháp học cho bản thân.

Nhà trường cũng giúp sinh viên có phương pháp tiếp cận kiến thức chủ động thông qua yêu cầu ngược: thầy không đặt câu hỏi cho trò mà trò phải đặt câu hỏi cho thầy. Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, nhà sáng lập FUNiX chia sẻ: "Khi thầy giáo không nói gì, dành thời gian lắng nghe, sinh viên mới có thể chia sẻ những gì mình muốn. Vậy tại sao không bỏ việc dạy để sinh viên tự học, nghiên cứu còn thầy giáo chỉ là người hướng dẫn".

Hiện nay, FUNiX cũng thử nghiệm một môn không dạy gì để sinh viên tự học, miễn sao có thể nộp đủ bài tập và thi đúng thì sẽ được công nhận kết quả. Thay vì truyền dạy kiến thức, mentor sẽ tìm cách để sinh viên tự định hướng cho bản thân một cách đúng đắn.

Chủ động kết nối cơ hội thực hành, làm nghề ngay khi học

Gia nhập FUNiX, sinh viên được tham gia network nghề nghiệp với cộng đồng công nghệ tại các group Facebook của nhà trường như cộng đồng sinh viên (xTer), cộng đồng mentor... Đây là môi trường thuận lợi để sinh viên chủ động kết nối với những cơ hội việc làm, ý tưởng start-up và tham gia ngay từ khi đang học.

Dù có lợi thế đầu ra được FUNiX đảm bảo công việc tại FSoft khi hoàn thành 3 chứng chỉ đầu, thực tế, nhiều sinh viên đã chủ động kết nối công việc và thành công. Diệp Thanh Tú, Mai Quốc Thành, Nguyễn Nam Hiếu... là nhứng sinh viên như vậy. Trong quá trình học, các bạn thể hiện năng lực trước các nhà tuyển dụng và đi làm sớm sau một đến hai học kỳ học tập tại FUNiX.

Trần Gia Huy, một sinh viên FUNiX chia sẻ: "Tôi chọn mô hình này bởi nó tạo điều kiện cho những sinh viên muốn trải nghiệm cách thức học tập mới. Các mentor hỗ trợ rất tốt, nhiệt tình. Đặc biệt, bài giảng gồm text, video khá dễ hiểu. Tôi có thể xem đi xem lại nhiều lần với những nội dung quan trọng trong học liệu, điều này khác hẳn với việc học trên lớp".

>> FPT sắm siêu máy tính để nghiên cứu trí tuệ nhân tạo

Theo VnExpress

Ý kiến

()