Chúng ta

FPT Telecom tiết kiệm khoản tiền lớn khi phí viễn thông giảm 50%

Thứ ba, 24/7/2018 | 15:30 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành quyết định điều chỉnh mức phí Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích từ 1,5% xuống còn 0,7%. 

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định sửa đổi, bổ sung Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020. Quyết định mới cũng sửa đổi mức đóng góp của doanh nghiệp viễn thông vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Theo quy định mới, đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng là 0,7% (mức quy định cũ là 1,5%).

fpt-telecom-ne-dong-phi-vien-t-5554-4418

Cính phủ điều chỉnh phí viễn thông công ích từ 1,5% xuống 0,7% doanh thu để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp.

Quyết định cũng nêu, trên cơ sở tình hình triển khai thực tế, Bộ Thông tin và Truyền thông trình Thủ tướng xem xét điều chỉnh mức đóng góp của doanh nghiệp viễn thông vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để bảo đảm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của Chương trình trong trường hợp cần thiết.

Trong các kiến nghị mạnh mẽ của khu vực tư nhân với Chính phủ cùng các Bộ ngành liên quan trong gần 2 năm nay, một trong các nội dung nổi cộm ở mảng Kinh tế số - Hạ tầng số là về phí viễn thông công ích. 

Mức phí theo quy định cũ là 1,5% doanh thu (thay vì lợi nhuận) nên nhiều công ty đầu tư số tiền rất lớn để phát triển hạ tầng số, dịch vụ số đều ảnh hưởng lớn. 

“Tôi rất vui khi Chính phủ đã lắng nghe các kiến nghị của doanh nghiệp viễn thông và có điều chỉnh giảm về mức phí này”, CEO FPT Telecom Hoàng Việt Anh chia sẻ. “Tuy vậy, Viễn thông FPT vẫn mong muốn điều chỉnh tiếp vì hiện các doanh nghiệp viễn thông đang chịu nhiều sức ép về phí”.

Trước đó, trong phiên đối thoại về "Kinh tế số - thúc đẩy thực thi chính sách để tạo đà bắt kịp cách mạng công nghệ 4.0" tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2017 (VPSF), CEO FPT  Bùi Quang Ngọc đã đề xuất bỏ thu phí viễn thông công ích.

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng hiện phải nộp 1,5% doanh thu cho quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Bên cạnh khoản phí này, các doanh nghiệp viễn thông đang phải một khoản phí nữa là đóng phí thương quyền (0,5% doanh thu) nộp vào ngân sách Nhà nước. "Như vậy, doanh nghiệp viễn thông đang phải chịu "một cổ hai tròng" vì nội dung của hai loại phí này gần giống nhau", CEO FPT nêu.

Doanh thu của dịch vụ Internet là xương sống của kinh tế số đang trong giai đoạn chuyển đổi sang cáp quang cần nhiều vốn đầu tư và cạnh tranh quyết liệt. "Tuy nhiên, thay vì hỗ trợ doanh nghiệp, nhà nước lại yêu cầu đóng các loại phí".

"Chúng tôi đề xuất chỉ thu phí thương quyền, đồng thời loại bỏ doanh thu Internet ra khỏi phần phải đóng góp trên doanh thu”, anh Ngọc kiến nghị.

>> Nhà Phân phối và Viễn thông cùng về Nhất chặng đua tháng 6

Tân Phong

Ý kiến

()