Chúng ta

FPT khẳng định vị thế trong lĩnh vực phần mềm Đà Nẵng

Thứ sáu, 15/12/2017 | 22:51 GMT+7

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng đánh giá cao những thành quả hoạt động của khu Công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng cũng như FPT ở Khu công nghiệp An Đồn và FPT Complex, quận Ngũ Hành Sơn.

Ngày 13/12, tại Công viên phần mềm (CVPM) Đà Nẵng diễn ra lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Công viên phần mềm Đà Nẵng là Khu Công nghệ thông tin (CNTT) tập trung, đồng thời kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Phát triển hạ tầng CNTT Đà Nẵng.

Hiện Công viên phần mềm Đà Nẵng có đóng góp đáng kể cho công nghiệp CNTT thành phố với 75 doanh nghiệp và 2.400 lao động, tổng doanh thu năm 2017 đạt gần 1.100 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% doanh thu CNTT toàn thành phố.

12-1471403688-660x0_1513308655.jpg

Được thành lập ngày 13/8/2005, trong 11 năm qua, FPT Software Đà Nẵng không ngừng phát triển đưa đơn vị trở thành điểm đến hấp dẫn về xuất khẩu phần mềm. Hiện có trên 30 công ty lớn trên thế giới đã chọn FPT Software Đà Nẵng để ủy thác dịch vụ phần mềm, trong đó phần lớn là các đối tác Nhật Bản.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng đánh giá cao những thành quả hoạt động của ngành CNTT thành phố Đà Nẵng. Thứ trưởng cho biết, chủ trương phát triển khu CNTT tập trung có vai trò quan trọng trong định hướng của Đảng và Nhà nước. Cùng với Hà Nội và TP HCM, Đà Nẵng sẽ xây dựng 2 đến 3 khu CNTT tập trung, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển giữa các khu với nhau và giữa các khu với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.

Ngoài khu Công viên phần mềm Đà Nẵng đã tạo động lực và tiền đề cho sự hình thành mới của 5 khu công nghệ thông tin tập trung, phân bổ đều khắp trên địa bàn thành phố. Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cũng nhắc đến FPT ở Khu Công nghiệp An Đồn, và FPT Complex, quận Ngũ Hành Sơn đem lại những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Hiện FPT là tập đoàn CNTT có quy mô lớn nhất Đà Nẵng cũng như khu vực miền Trung. FPT đã đạt được những thành tựu nổi bật và gắn bó với sự phát triển của thành phố trong nhiều năm liền. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu phần mềm của toàn thành phố đạt 58 triệu USD, chỉ riêng FPT chiếm tới hơn 55%. Tập đoàn đã góp phần đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm; giải quyết hơn 2.000 việc làm trong lĩnh vực CNTT năm 2016. Bên cạnh đó, FPT cũng góp phần đào tạo, cung cấp nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung và Đà Nẵng.

Riêng FPT Software Đà Nẵng không ngừng phát triển đưa đơn vị trở thành điểm đến hấp dẫn về xuất khẩu phần mềm. Hiện có trên 30 công ty lớn trên thế giới đã chọn FPT Software Đà Nẵng để ủy thác dịch vụ phần mềm, trong đó phần lớn là các đối tác Nhật Bản. Trong 3 năm gần đây, mảng xuất khẩu phần mềm của FPT Đà Nẵng luôn đạt con số tăng trưởng trung bình 50-60% mỗi năm, đội ngũ kỹ sư CNTT cũng tăng lên nhanh chóng, từ khoảng 400 người trong năm 2011 lên hơn 2.000 người năm 2016. Nhiều dự án trị giá triệu USD với các đối tác lớn trên thế giới đã được triển khai tại FPT Đà Nẵng, đặc biệt là các dự án theo xu hướng công nghệ mới điện toán đám mây...

Để đáp ứng mục tiêu 10.000 người và 300 triệu USD doanh thu vào năm 2020, trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020, FPT Software Đà Nẵng cần tuyển trung bình từ 800 đến 2.000 người mỗi năm. 

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng Nguyễn Quang Thanh, thành phố hiện có gần 700 doanh nghiệp CNTT với hơn 22.000 lao động. Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tăng trưởng đều qua các năm. Tổng doanh thu ước đạt 21.750 tỷ đồng, trong đó doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin 2017 chiếm tỷ lệ hơn 68% trong Tổng doanh thu toàn ngành, kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt hơn 67 triệu USD (tăng 15%), thị trường xuất khẩu đa dạng, trải dài khắp Nhật Bản, Bắc Mỹ, châu Âu...

download-7612-1507873519.jpg

Ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng, khẳng định, FPT Software Đà Nẵng là đầu tàu trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm trên địa bàn và đứng trước cơ hội lớn khi thành phố tổ chức sự kiện APEC.

Những kết quả bước đầu đã góp phần khẳng định của việc phát triển phần mềm và nội dung số, một lĩnh vực sử dụng tài nguyên ít, chi phí 70% là cho con người, có giá trị gia tăng cao phù hợp với một đô thị đáng sống và thân thiện như Đà Nẵng.

Trong tương lai, thành phố sẽ tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện có hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực, tiếp tục duy trì hoạt động ổn định các công viên phần mềm, trong đó chú trọng nâng cao năng lực xử lý, lưu trữ và an toàn an ninh thông tin phục vụ hệ thống thông tin Chính quyền điện tử của thành phố.

>> CTO FPT IS: ‘Đà Nẵng có tiềm năng lớn xây dựng smart city’

Việt Nguyễn

Ý kiến

()