Chúng ta

FPT kết nối các doanh nghiệp Nhật Bản

Thứ tư, 7/6/2017 | 10:22 GMT+7

Buổi gặp gỡ các doanh nghiệp Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra sáng ngày 6/6, do FPT Japan đóng vai trò kết nối và tổ chức, đã chia sẻ những cơ hội để phát triển toàn diện, đặc biệt trong mảng công nghệ thông tin với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Trong bữa sáng với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hầu hết các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản đều khẳng định muốn đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam tại các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, giao thông, điện lực, tài chính, vận tải... Họ cũng đề xuất chính phủ Việt Nam cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và cải thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Là đại diện doanh nghiệp Việt Nam duy nhất tham dự sự kiện này, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho biết: "Các doanh nghiệp Nhật Bản đều cảm kích sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và có phản hồi tích cực về kế hoạch đầu tư vào Việt Nam trong tương lai".

Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo của các Doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản đã chia sẻ về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam và mong muốn mở rộng việc đầu tư hơn nữa trong thời gian tới.

Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo của các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản đã chia sẻ về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam và mong muốn mở rộng việc đầu tư hơn nữa trong thời gian tới.

Ông Tsugio Mitsuoka, Giám đốc Tập đoàn công nghiệp nặng IHI, cho biết, công ty đang có kế hoạch đầu tư mạnh vào Việt Nam. Ngoài việc xây dựng nhà máy nhiệt điện giảm khí CO2, xây dựng cầu đường nhằm góp phần cải thiện giao thông, IHI mong muốn được cống hiến cho sự phát triển của Việt Nam qua việc đào tạo nguồn nhân lực. Thời gian tới, tập đoàn sẽ tập trung vào các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Trước đó, IHI đã đóng góp lớn trong việc xây dựng nhiều dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam như cầu Nhật Tân, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, cung cấp máy móc vật tư cho cảng Hải Phòng.

Còn Giám đốc Tập đoàn Hitachi  Toshiaki Higashihara khẳng định, trong tương lai sẽ tiếp tục đầu tư vào cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ cao, mảng hoạt động mà tập đoàn này đã và đang thực hiện tại Việt Nam, với dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh, bưu điện Việt Nam, điện tử hoá dịch vụ tài chính...

Đại diện Tập đoàn Fujitsu bày tỏ mong muốn tham gia hơn nữa vào sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam. Công ty Yamato Holdings kỳ vọng đẩy mạnh hoạt động vận tải tại Việt Nam, làm cơ sở để mở rộng ra các quốc gia trong khối ASEAN. Trong khi Tập đoàn Mizuho Financial muốn tăng cường hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính với các tổ chức của Việt Nam.

các doanh nghiệp cũng kỳ vọng, chính phủ Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nhằm hỗ trợ hơn nữa cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản Bản nói riêng

Các doanh nghiệp cũng kỳ vọng, chính phủ Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nhằm hỗ trợ hơn nữa cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản Bản nói riêng.

Đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản đề xuất nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt trong vấn đề thuế suất và đào tạo nhân lực chất lượng cao.

"Đối với vấn đề đầu tư từ Nhật Bản, tôi cho rằng vấn đề cốt lõi là phát triển nhân lực", ông Tsutomu Takebe, Chủ tịch Viện Đông Á Nhật Bản, Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt, nhận định.

Ông Yoji Sato, Tổng Giám đốc Công ty Sojitz, cho biết: “Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý lao động. Chúng tôi mong Việt Nam sẽ đào tạo quản lý chất lượng cao”.  

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng kỳ vọng, chính phủ Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nhằm hỗ trợ hơn nữa cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản Bản nói riêng, bao gồm quy định đất đai, chính sách ưu đãi thuế, nới trần sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam…

Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra theo lời mời của người đồng cấp Nhật Shinzo Abe diễn ra từ ngày 4 đến 8/6. Mục đích chuyến thăm nhằm khẳng định sự coi trọng, tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản trên mọi lĩnh vực.

Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra theo lời mời của người đồng cấp Nhật Shinzo Abe diễn ra từ ngày 4 đến 8/6. Mục đích chuyến thăm nhằm khẳng định sự coi trọng, tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản trên mọi lĩnh vực.

Ghi nhận các ý kiến, Thủ tướng cho rằng, những lĩnh vực mà doanh nghiệp Nhật đã và sẽ đầu tư vào Việt Nam là điều đáng mừng. Thủ tưởng đánh giá các đề xuất là những kiến nghị thiết thực mà Việt Nam đang rất quan tâm và sẽ giao cho các bộ ngành nghiên cứu đề xuất giải pháp với Chính phủ để tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư.

Với vấn đề đào tạo nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là cán bộ quản lý tầm trung và cán bộ kỹ thuật, Thủ tướng ghi nhận và yêu cầu Đại học FPT, Đại học Việt Nhật và các hệ thống đại học khác sẽ nghiên cứu giải quyết vấn đề này.

Thủ tướng cũng khẳng định, luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có nhiều tiến bộ trong khu vực Đông Nam Á, nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu các đề xuất về thuế, các chính sách để hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư. “Với việc cải thiện môi trường đầu tư và cách nhìn nhận của chính phủ hai nước, rất mong các bạn quan tâm, tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn vào Việt Nam, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin và lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, một số dịch vụ mà các bạn có thế mạnh”, Thủ tướng nói.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có "bữa sáng đặc biệt" và làm việc với gần 40 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản. Các doanh nghiệp này có tổng doanh thu hơn 1.100 tỷ USD. Hơn 1/3 doanh nghiệp này (với tổng doanh thu 482 tỷ USD) đang hợp tác với FPT như: Yamato, Hitachi, Fujitsu...

Bữa ăn sáng và làm việc của Thủ tướng với gần 40 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản.

Bữa ăn sáng và làm việc của Thủ tướng với gần 40 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tiềm lực và những thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Ông cũng hoan nghênh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản đã quan tâm đến Việt Nam, cùng hợp tác kinh doanh trên lợi ích chung cho các bên.

Phát biểu trước các doanh nghiệp Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tiềm lực và những thành công của doanh nghiệp Nhật Bản trong việc đầu tư vào Việt Nam. Ông cũng nhấn mạnh Việt Nam muốn tập trung đầu tư phát triển vào hai lĩnh vực Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghệ thông tin và mong nhận đầu tư từ Nhật Bản, nhất là các dự án về môi trường, công nghệ cao và phát triển nguồn nhân lực.

Anh Bình cho hay, vào chiều ngày 5/6, Thủ tướng Abe đã trực tiếp bắt tay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nói chuyện với nhau về việc tạo điều kiện đổi mới môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam. Sau thời gian nhậm chức, đây là chuyến thăm Nhật Bản lần thứ 2 và là cuộc gặp lần thứ 5 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Nhật Bản. 

Trong khuôn khổ sự kiện, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã có cuộc gặp gỡ song phương với hơn 10 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản trong các lĩnh vực hệ thống thông tin, chip, in ấn, nông nghiệp công nghệ cao....

Trong khuôn khổ sự kiện, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã có cuộc gặp gỡ song phương với hơn 10 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản trong các lĩnh vực hệ thống thông tin, chip, in ấn, nông nghiệp công nghệ cao....

Là công ty CNTT nước ngoài lớn nhất tại Nhật Bản, FPT Japan đã tham gia và tích cực kết nối Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp tại quốc gia này. Với khoảng 800 nhân sự làm việc trực tiếp tại xứ sở mặt trời mọc và gần 5.000 người tại Việt Nam làm gián tiếp trong các dự án với khách hàng Nhật, FPT hiện là công ty CNTT nước ngoài lớn nhất ở Nhật Bản.

Kết thúc 5 tháng đầu năm 2017, doanh thu của FPT tại Nhật Bản đạt 1.350 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, đến hết năm 2017, FPT Nhật Bản đạt doanh thu 3.400 tỷ đồng và sẽ đóng góp 50% trong mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD từ thị trường nước ngoài của FPT vào năm 2020.

Thanh Nga

Ảnh: FPT Japan

Ý kiến

()