Chúng ta

FPT có nhiều lợi thế xây dựng đô thị thông minh

Thứ bảy, 29/8/2015 | 17:33 GMT+7

Xu thế đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng và ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư. Ở Việt Nam, quá trình này đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa xứng tầm. Sự am hiểu thuộc tính, những thói quen bản địa chính là một trong những "lợi thế tự nhiên" của FPT so với các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia vào quá trình này.

Hội thảo Đô thị thông minh: Thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế, triển vọng tại Việt Nam diễn ra ngày 28/8 tại Khách sạn Melia, Hà Nội, đã thu hút hơn 60 đại biểu đến từ 20 bộ, ngành trung ương, 10 tỉnh, thành phố và các chuyên gia quốc tế. FPT là nhà tài trợ chính của chương trình.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, quản lý đô thị chính là quản lý động lực phát triển của đất nước. Trong đó, 4 vấn đề đặt ra cần phải giải quyết, gồm: qquá trình đô thị hóa gia tăng; hạ tầng đô thị lạc hậu, quá tải; cạnh tranh kinh tế giữa các đô thị, vùng; đòi hỏi của nhân dân về chất lượng cuộc sống ngày càng cao. 

Theo ông Nhân, để xây dựng đô thị thông minh, việc sử dụng Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào xây dựng đô thị thông minh là điều tất yếu.

Theo ông Nhân, để xây dựng đô thị thông minh, việc sử dụng Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là điều tất yếu.

Trên thế giới, quá trình đô thị hóa đã và diễn ra nhanh chóng. Giữa thế kỷ 20, chỉ có 17% dân số sống ở đô thị, hiện nay, con số này là 55%, tạo ra hơn 80% giá trị sản phẩm của toàn cầu. Quản lý đô thị ngày càng nhận được sự quan tâm cao của chính quyền, người dân các nước. Nhiều quốc gia phát triển đã thực hiện xây dựng và phát triển đô thị thông minh, như Liên minh châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...

"Ở Việt Nam, quản lý đô thị tức là quản lý 15% diện tích cả nước, 50% dân số và 70-80% nguồn lực kinh tế và ngân sách của đất nước. Chúng ta có thể bắt đầu xây dựng đô thị thông minh từ các đô thị nhỏ hay bắt đầu từ các siêu đô thị, đó là vấn đề mới mẻ cần phải hoạch định trong 15 năm tới. Làm sao để đáp ứng 4 mục tiêu chính: nâng cao hiệu qua kinh tế; môi trường sống tốt hơn; người dân được phục vụ tốt hơn và người dân được tham gia vào quản lý và giám sát chính quyền?", ông Nhân nói.

Theo ông Nhân, để tận dụng cơ hội phát triển to lớn do đô thị thông minh đem lại cho đất nước, doanh nghiệp, người dân, cũng như đương đầu với thách thức và rủi ro cao nhất mà quá trình đem lại thì Nhà nước phải quản lý đô thị theo hình thức thông minh; chính quyền phải hoạch định đô thị thông minh, doanh nghiệp phải kinh doanh thông minh, người dân sống và làm việc thông minh. Và trong bối cảnh như vậy, việc sử dụng Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào xây dựng đô thị thông minh là điều tất yếu.

Hội thảo Đô thị thông minh: Thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế, triển vọng tại Việt Nam diễn ra ngày 28/8 tại Khách sạn Melia, Hà Nội, đã thu hút hơn 60 đại biểu đến từ 20 Bộ, ngành trung ương, 10 tỉnh, thành phố và các chuyên gia quốc tế. FPT là nhà tài trợ chính của chương trình.

Hội thảo Đô thị thông minh: Thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế, triển vọng tại Việt Nam diễn ra ngày 28/8 tại Khách sạn Melia, Hà Nội, đã thu hút hơn 60 đại biểu đến từ 20 bộ, ngành trung ương, 10 tỉnh, thành phố và các chuyên gia quốc tế. FPT là nhà tài trợ chính của chương trình.

TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc đồng tình với nhận định này. Anh cho rằng, đất nước đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, câu chuyện đô thị thông minh hiện nay chính là nền "kinh tế số" với nhiều thách thức và cơ hội. Việt Nam có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh khi tham gia quá trình chuyển đổi này chính bằng việc áp dụng CNTT.

Đại diện Viettel Hoàng Thế Hưng, cho rằng, thành phố thông minh là nơi có sự tăng trưởng kinh tế bền vững, chất lượng cuộc sống được cải thiện nhờ áp dụng ICT. Những lợi ích thu về từ mô hình này như tiết kiệm nguồn lực, đem lại lợi ích cho chính quyền, người dân và đáp ứng nhu cầu của đô thị chính là những lý do mà ông Hưng cho rằng cần phải xây dựng đô thị thông minh. 

"Trong trục tam giác Nhà nước - Doanh nghiệp - Người dân thì vai trò quan trọng nhất vẫn thuộc về Nhà nước. Các doanh nghiệp chỉ đóng vai trò tham mưu, cung cấp các giải pháp công nghệ cho quá trình đô thị hóa, xây dựng đô thị thông minh", anh Ngọc nhấn mạnh.

TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc cho biết, quá trình đô thị hóa giống như nền kinh tế số.

TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc cho biết, quá trình đô thị hóa giống như nền kinh tế số.

Sau hơn 20 năm kinh nghiệm tham gia vào quá trình xây dựng đô thị, FPT đã triển khai thành công nhiều dự án ở các mảng dịch vụ công như Chính quyền điện tử, giải pháp lõi cho Bảo hiểm xã hổi; các giải pháp cho ngành Thuế, Quản lý Kho bạc, hải quan điện tử... Điểm chung của các dự án này chính là sự tích hợp dịch vụ và sự phối hợp với các bộ ngành, giống với cách tiếp cận của Hàn Quốc trong việc đô thị hóa.

Tuy nhiên, theo diễn giả Hàn Quốc Lee Jae Yong, một trong những vấn đề quan trọng khi nước này triển khai đô thị thông minh chính là việc tận dụng nguồn vốn. Trong luật đô thị của Hàn Quốc, một phần lợi nhuận của các đơn vị triển khai sẽ được tái đầu tư vào quá trình chuyển đổi đô thị.

TGĐ FPT IS Phạm Minh Tuấn nhìn nhận, quan trọng nhất đối với doanh nghiệp khi tham gia xây dựng đô thị hóa chính là đánh giá tiềm năng của dự án. Ngoài ra, mục tiêu lợi nhuận không phải là mục tiêu chính mà phải đảm bảo những lợi ích mà dự án mang tới cho cộng đồng, xã hội. 

TGĐ FPT IS Phạm Minh Tuấn đề cao ưu thế am hiểu thuộc tính, thói quen của người dân trong quá trình xây dựng đô thị thông minh.

TGĐ FPT IS Phạm Minh Tuấn đề cao ưu thế am hiểu thuộc tính, thói quen của người dân trong quá trình xây dựng đô thị thông minh.

Về khả năng cạnh tranh của tập đoàn, TGĐ FPT IS khẳng định, FPT vẫn đang "cạnh tranh ngon" với các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào quá trình đô thị hóa. "Mỗi một doanh nghiệp đều có cách đi riêng, phù hợp với các đặc điểm, văn hóa, dân trí của người dân tại quốc gia, vùng lãnh thổ. Các giải pháp thông minh được đưa ra cần phải được đông đảo người dân đón nhận mới đem lại hiệu quả. Vì vậy, ứng dụng phải gần gũi với văn hóa, thói quen của người dân, chính là những lợi thế mà các doanh nghiệp trong nước như FPT có được trong quá trình này. Tuy vậy, FPT đang hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, sử dụng công nghệ nền tảng của họ để đưa vào Việt Nam một cách tiếp cận phù hợp nhất", anh Tuấn chia sẻ.

Hội thảo Đô thị thông minh, do Uỷ Ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức, là một diễn đàn quan trọng nhằm giới thiệu, quảng bá ý tưởng xây dựng đô thị thông minh tới đông đảo các nhà lập chính sách và người dân. Trong khuôn khổ của hội thảo, các chuyên gia quốc tế Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh ở một số nước phát triển, đồng thời giới thiệu tiềm năng một số mô hình dự kiến triển khai tại các địa phương. 

Bên cạnh đó, hội thảo cũng đã cung cấp thêm nhiều thông tin tuyên truyền về xu thế phát triển đô thị thông minh tại một số nước trên thế giới và tính khả thi khi thực hiện ở Việt Nam. Đồng thời, các chuyên gia sẽ góp ý cho Đề án khung “Phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam 2016 - 2030”; Tìm hiểu khả năng các nước hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển các đô thị thông minh 2016 - 2030.

Tiểu Thanh

Ý kiến

()