Chúng ta

FGA trở thành đơn vị phần mềm lớn nhất FPT Software

Thứ ba, 9/5/2017 | 08:25 GMT+7

Không chỉ là một trong những điểm sáng của Phần mềm FPT trong quý I, FPT Golbal Automotive (FGA) còn vươn lên vị trí dẫn đầu công ty về quy mô nhân lực.

Buổi tổng kết 3 tháng đầu năm của FPT Software vào tháng 4 vừa qua đã ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc của toàn đơn vị. Công ty cán đích các mục tiêu đúng theo cam kết với tập đoàn khi doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng hai chữ số.

FPT Software đã "săn" được 8 trên tổng số 35 "cá voi" (whale hunting) cho cả năm 2017. Doanh thu theo domain ghi nhận sự phát triển mạnh của Automotive và Banking Finance. Nhật Bản tiếp tục là thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt và giữ vị trí trọng yếu cùng với thị trường châu Á - Thái Bình Dương (FAPAC). Các thị trường khác vẫn duy trì và tìm kiếm cơ hội phát triển.

FGA tổ chức hội thảo chuyên sâu về Automotive hôm 15/4 tại Hà Nội.

FGA tổ chức hội thảo chuyên sâu về Automotive hôm 15/4 tại Hà Nội.

Trong hoạt động quản lý chất lượng, dự án CMMi5 v1.3 cán đích sau hơn một năm bảo vệ, đem lại cho đơn vị nhiều lợi thế trong việc thu hút khách hàng lớn cũng như vận hành quy trình. Chỉ số hài lòng khách hàng (CSS) trung bình lần đầu tiên trong 5 quý liên tiếp đạt 88,42 điểm.

Tính đến hết tháng 3/2017, FPT Software có 10.111 người, tăng trưởng 13,8% so với cùng kỳ. Tổng quân số khối sản xuất chiếm 72% nhân sự công ty, trong đó, FGA chiếm 19,4%, trở thành đơn vị phần mềm lớn nhất FPT Software. Tại thời điểm 30/4, quân số của mảng Automotive là 1.516 CBNV. 

Trong quý I, FPT Software cũng triển khai hàng loạt chương trình nhân sự như trao tặng quà cho CBNV có thâm niên, ra mắt CLB Platinum, quy định FScoin... 

Theo TGĐ FPT Software Hoàng Việt Anh, để tiến tới hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm (S1), đơn vị sẽ tập trung vào 3 chương trình, gồm: Đẩy mạnh mảng Sale với trọng tâm là "whale hunting", triển khai các chương trình Nhân sự và thực hiện các hoạt động lấy chứng chỉ với mục tiêu 500 chứng chỉ GE Predix và 500 chứng chỉ AWS trong năm 2017.

Ba tháng đầu năm 2017 cũng là khoảng thời gian ghi dấu sự vận hành của cơ cấu tổ chức mới khi FPT Software chia lại các thị trường và bổ sung các đơn vị phần mềm chiến lược (FSU). Cụ thể, khối OB (chi nhánh nước ngoài) gồm 4 khối thị trường cơ bản: Nhật Bản, Mỹ, châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương (thị trường các nước mới nổi bao gồm Việt nam, Myanmar…). Khối này có sự thay đổi nhân sự cấp cao duy nhất so với năm 2016 là anh Lê Hồng Hải, Hoa hậu FPT Software 2015, nguyên Phó Giám đốc FSU1 được bổ nhiệm làm Giám đốc phụ trách thị trường châu Âu. 

Khối Delivery (Sản xuất) có thêm các FSU mới như DTLF500, EKB, GES, FSG bên cạnh các FSU đã được biết đến như CME, FGA, FSU1, FSU11, FSU17, BPO, CLI. Trong đó DTL, F500, EKB là các FSU mới được thành lập từ năm 2017, GES được hình thành bằng sự sát nhập GSC và ESS, BSI được đổi tên thành FSG.

Cụ thể, F500 (FPT Software Fujitsu Global Delivery Unit) được thành lập nhằm cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho khách hàng trọng điểm là Fujitsu. Chị Nguyễn Thị Thùy Dương được bổ nhiệm làm Giám đốc đơn vị.

DTL (Digital Transformation Logistics) có nhiệm vụ thực hiện triển khai các dự án gắn với mảng Logistics, Retails và Distributions và được dẫn dắt bởi anh Nguyễn Quang Hòa.

EKB (ERP & KPO Business) là sự hợp nhất của các đơn vị nhỏ thuộc FPT Software và FPT IS nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp các giải pháp ERP cho khách hàng thị trường các nước phát triển. Giám đốc là anh Nguyễn Minh Trí.

GES (Global Enterprise Services) thực hiện việc Cung cấp giải pháp doanh nghiệp toàn cầu do anh Hoàng Thanh Sơn làm Giám đốc.

FSG (Financial Services Group) là tên mới của đơn vị BSI năm 2016, có nhiệm vụ phát triển các dự án trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Phó Giám đốc FPT Japan Nguyễn Hữu Long được bổ nhiệm làm Giám đốc FSU này.

Một số FSU theo domain trong tổ chức FPT Software 2016 với quy mô nhỏ đã được hợp nhất trong các FSU lớn nhằm tăng cường năng lực chiến đấu cho các đơn vị này. Ví dụ, G-ET đã được gộp vào FGA, GD-U (Vietnam) sáp nhập với FSU1.

Khối Back-office có thêm sự xuất hiện của Ban Văn hóa - Đoàn thể FPT Software (FSOFT FUN) do anh Nguyễn Thái Sơn làm Trưởng ban và Ban Truyền thông toàn cầu (FPT Software Global Communication - FGC), đơn vị quản lý ngành dọc Comtor - JCDs trên toàn FPT Software do anh Đặng Khải Hoàn làm Trưởng ban. 

Theo Cucumber

Thanh Nga

Ý kiến

()