Chúng ta

Đà Nẵng xác định 3 động lực phát triển công nghiệp CNTT

Chủ nhật, 14/1/2018 | 11:40 GMT+7

Nàm trong chương trình gặp mặt Doanh nghiệp CNTT năm 2018, Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng xác định  3 trụ cột để phát triển đối lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin của thành phố: Nhân lực - Mặt bằng làm việc và Chính sách hỗ trợ.

Ngày 12/1, Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Đà Nẵng (DSA) đã tổ chức chương trình gặp mặt Doanh nghiệp CNTT năm 2018. Đại diện FPT có anh Nguyễn Tuấn Phương, GĐ FPT Software Đà Nẵng tham dự.

Năm 2017, ngành Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, tổng doanh thu toàn ngành đạt 21.750 tỷ đồng, đạt 103,5% kế hoạch, tăng 9% so với năm 2016. Riêng doanh thu ngành công nghiệp công nghệ thông tin (công nghiệp phần mềm và nội dung số) của Đà Nẵng năm 2017, đạt 14.400 tỷ đồng.

Ngành công nghiệp công nghệ thông tin đóng góp khoảng 5,4% vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Đà Nẵng (theo số liệu thống kê cuối năm 2016 của Cục Thống kê Đà Nẵng).

Về xuất khẩu phần mềm, năm 2017, đạt 67 triệu USD, tăng 15% so với năm 2016 và đạt 111% so với kế hoạch.

0-BCHDSA-ra-mat-CIF-9533.jpg

GĐ FPT Software Đà Nẵng Nguyễn Tuấn Phương (ngoài cùng bên phải) chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông thành phố.

"Thành quả này là đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin đang hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng", Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng Trần Ngọc Thạch, nhìn nhận.

Để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT,  Nghị quyết của Đảng bộ TP Đà Nẵng (tại Đại hội lần thứ XX nhiệm kỳ 2010-2015 và lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015 - 2020) đều xác định công nghệ thông tin, công nghệ cao là một trong 3 lĩnh vực đột phá phát triển.

Ông Thạch cho biết, Sở Thông tin và Truyền thông xác định trong giai đoạn hiện nay, xây dựng Chính quyền điện tử, xây dựng TP Thông minh và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin có mối quan hệ, thúc đẩy lẫn nhau. Sở đã tham mưu và UBNDTP đã thống nhất về tầm nhìn, theo đó, 3 trụ cột để phát triển đối với lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin gồm: Nhân lực - Mặt bằng làm việc và Chính sách hỗ trợ.

Riêng nhu cầu tuyển dụng của một số doanh nghiệp, điển hình là FPT Software, UBND TP cũng đang chuẩn bị ban hành chính sách hỗ trợ tiếp nhận đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nhằm phù hợp với hình thức tuyển dụng lao động.

Cụ thể, FPT Software Đà Nẵng đang định hướng đạt trên 5.000 người trong vòng ba năm tới, nên cần đẩy nhanh công tác tuyển dụng nhân sự. Dự kiến đến năm 2020, con số tuyển dụng khoảng 7.000 người ở tất cả vị trí. Hiện công ty hợp tác chặt chẽ với các trường cao đẳng, đại học lớn tại khu vực miền Trung trong việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực CNTT biết tiếng Nhật.

Anh Nguyễn Tuấn Phương, GĐ FPT Software Đà Nẵng, từng nhìn nhận việc đào tạo, cung cấp từ các trường cao đẳng, đại học không đáp ứng đủ, vì thế đơn vị đã phải chủ động hợp tác đào tạo một số mô hình mới. Anh dẫn chứng, sau hơn 10 năm phát triển, hiện thị trường Nhật Bản đang chiếm gần 70% doanh thu của FPT Software Đà Nẵng, do đó nhu cầu về nhân lực tiếng Nhật của công ty là rất lớn. Nếu FPT Software Đà Nẵng có được 1.000 kỹ sư cầu nối - Kỹ sư CNTT thành thạo tiếng Nhật, thì có khả năng mang công việc đến cho 10.000 người. Nhưng để tìm kiếm được số lượng 1.000 kỹ sư cầu nối rất khó khăn...

Đồng quan điểm, Chủ tịch DSA Phạm Kim Sơn mong muốn chính quyền và doanh nghiệp tiếp tục hỗ trợ, đồng hành để vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức sắp đến. Trọng tâm là đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường tư vấn, hỗ trợ giải pháp cho doanh nghiệp hội viên và doanh nghiệp có nhu cầu; đảm nhận vai trò là cầu nối của nhà đầu tư công nghệ thông tin khi muốn tìm hiểu, xúc tiến hợp tác, đầu tư tại Đà Nẵng.

Tháng 4/2016, FPT Software Đà Nẵng đã khánh thành công trình FPT Complex, dự án giai đoạn một đáp ứng nơi làm việc cho 3.200 người. Trong 3 năm gần đây, mảng xuất khẩu phần mềm của FPT Đà Nẵng luôn đạt con số tăng trưởng trung bình 50-60% mỗi năm, đội ngũ kỹ sư CNTT cũng tăng lên nhanh chóng, từ khoảng 400 người trong năm 2011 lên hơn 2.500 người năm 2017. Nhiều dự án trị giá triệu USD với các đối tác lớn trên thế giới đã được triển khai tại FPT Đà Nẵng, đặc biệt là các dự án theo xu hướng công nghệ mới điện toán đám mây...

FPT hiện là tập đoàn CNTT có quy mô lớn nhất Đà Nẵng cũng như khu vực miền Trung. FPT đã đạt được những thành tựu nổi bật và gắn bó với sự phát triển của thành phố trong nhiều năm liền. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu phần mềm của toàn thành phố đạt 58 triệu USD, chỉ riêng FPT chiếm tới hơn 55%. Tập đoàn đã góp phần đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm; giải quyết hơn 2.000 việc làm trong lĩnh vực CNTT năm 2016. Bên cạnh đó, FPT cũng góp phần đào tạo, cung cấp nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung và Đà Nẵng.

>> Sum-up FPT Software Đà Nẵng mơ về 5K1

Việt Nguyễn

Ý kiến

()