Chúng ta

Cổ đông đồng tình thoái vốn ở mảng bán lẻ, phân phối

Thứ năm, 31/3/2016 | 23:19 GMT+7

Những nhà đầu tư của tập đoàn tin tưởng, việc tập trung vào các mảng cốt lõi là Công nghệ và Viễn thông sẽ giúp FPT tạo được nhiều đột phá, ngay trong bối cảnh kinh tế khó khăn và chưa khởi sắc.

ĐHĐCĐ FPT 2016 diễn ra chiều nay (ngày 31/3) tại khách sạn Daewoo, Hà Nội, với sự tham gia của 203 đại biểu, đại diện cho hơn 279 triệu cổ phần, chiếm 70,32% có quyền biểu quyết.

Năm 2015, FPT quay lại đà tăng trưởng 2 chữ số. Đây là cơ sở để tập đoàn tiếp tục đặt ra kế hoạch thách thức cho năm 2016. Theo đó, FPT đặt kế hoạch 45.796 tỷ đồng (tăng 14,5% so với thực hiện năm 2015) doanh thu và chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 3.151 tỷ đồng (tăng 10,5% so với năm 2015). Vào năm 2020, tập đoàn kỳ vọng doanh thu từ thị trường nước ngoài chiếm 30%; Mức tăng trưởng doanh thu từ các dịch vụ số hóa cho khách hàng bình quân trên 70% mỗi năm. 

Vấn đề được nhiều cổ đông quan tâm tại đại hội năm nay là việc FPT sẽ giảm sở hữu tại mảng Phân phối và Bán lẻ để tập trung cho mảng Công nghệ và Viễn thông, sẽ tăng trưởng trong 3-5 năm tới. Hiện tại, FPT đã ký hợp động với hai đơn vị tư vấn là Công ty Nomura (Nhật Bản) và Chứng khoán Bản Việt để tiến hành tư vấn nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông.

ĐHCĐ FPT dành phần lớn thời lượng cho việc thảo luận, đặt câu hỏi. Năm nay, các câu hỏi chủ yếu xoay quanh vào việc phát triển của FPT, phát triển nhân sự và đội ngũ kế cận, đối thủ cạnh tranh, và phương án thoái vốn tại mảng Phân phối và Bán lẻ.

ĐHCĐ FPT dành phần lớn thời lượng cho việc thảo luận, đặt câu hỏi. Năm nay, các câu hỏi chủ yếu xoay quanh vào việc phát triển của FPT, phát triển nhân sự và đội ngũ kế cận, đối thủ cạnh tranh, và phương án thoái vốn tại mảng Phân phối và Bán lẻ.

Chia sẻ về mục tiêu này, anh Tạ Thanh Thao, Trưởng phòng môi giới SSI, cho rằng, với một blue chip như FPT thì tốc độ tăng trưởng như vậy khá hấp dẫn. Tham dự ĐHĐCĐ FPT trong ba năm trở lại đây, anh Thao đánh giá cao công ty ở các chỉ số: Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và cổ tức "đều tạo ra sức hút với nhà đầu tư". Tuy nhiên, điều anh băn khoăn là các con số vẫn mang tính ổn định, mà không có sự đột phá.

Cổ đông của FPT cho rằng, tập đoàn nên tập trung vào các mảng kinh doanh cốt lõi, chứ không nên "lan man" ra các hướng khác. Do đó, anh hoàn toàn nhất trí với việc thoái vốn ở ngành phân phối và bán lẻ.

Ghi nhận kết quả kinh doanh của tập đoàn trong năm 2015, chị Lương Thu Hương, Công ty chứng khoán BIDV, nhận định, FPT sẽ là mã đầu tư dài hạn của đơn vị. "Với những cổ đông nắm giữ mã cổ phiếu FPT từ đầu năm thì cuối năm chắc chắn có lãi. CNTT đang là ngành phát triển trong tương lai. Tập đoàn hiện có các ứng dụng thiết thực trong đời sống như giao thông thông minh, y tế thông minh... đây là những mảng sơ khai ở Việt Nam nhưng hứa hẹn nhiều đất phát triển trong tương lai, rất tốt cho FPT", chị phân tích.

Với những am hiểu về công ty, chuyên viên của BIDV cũng cho rằng, việc thoái vốn tại mảng Phân phối và Bán lẻ để đầu tư vào việc mua lại cổ phần tại FPT Telecom và đầu tư cho các thương vụ M&A (mua bán sáp nhập) trong công nghệ chính là bước đi đúng đắn cho FPT về dài hạn.

Cổ đông đánh giá cao kết quả kinh doanh 2015 và tin tưởng vào kế hoạch năm 2016.

Cổ đông đánh giá cao kết quả kinh doanh 2015 và tin tưởng vào kế hoạch năm 2016.

Hiện nay, có nhiều cổ đông vẫn thắc mắc trong việc định danh FPT là công ty bán lẻ, công ty công nghệ, hay giáo dục, phân phối... Tuy nhiên, với cổ đông Phạm Trung Thành, Công ty Chứng khoán MBS, điều này không quá quan trọng. "Quá yêu FPT dường như là một sai lầm của nhà đầu tư như tôi. Từng có thời điểm mã cổ phiếu lên cao nhưng tôi vẫn quyết nắm giữ đề đầu tư dài hạn", anh Thành chia sẻ.

Cổ đông trung thành của FPT cho hay, dư địa khối ngoại đã cạn room không phải là vấn đề anh quan tâm khi đầu tư mã FPT. Bởi anh luôn tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo công ty, đặc biệt là Chủ tịch Trương Gia Bình. "FPT là công ty công bố thông tin rất minh bạch, tôi luôn nói với các nhà đầu tư khác rằng, khủng hoảng khó có thể ảnh hưởng tới tập đoàn, bởi CNTT sẽ mãi tăng trưởng và luôn tăng trưởng. FPT chỉ nên đầu tư cho mảng này. Còn giáo dục, tôi hiểu rằng đây không phải là mảng đem lại lợi nhuận cao cho tập đoàn mà chỉ giúp công ty có thêm nguồn lực để phát triển".

Theo Đặng Mai Anh, cổ đông tự do, không chỉ cô mà nhiều nhà đầu tư khác đồng tình với phương án giảm sở hữu tại mảng Phân phối và Bán lẻ của công ty. Dựa trên những thông tin mà cô thu thập về tập đoàn, hai mảng Công nghệ và Viễn thông luôn đem lại nhiều lợi nhuận nhất, do đó, cô đã quyết định lựa chọn đầu tư mã FPT dài hạn và tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu trong thời gian tiếp theo.

ĐHĐCĐ FPT 2016 ghi nhận sự tham gia của rất đông cổ đông.

ĐHĐCĐ FPT 2016 ghi nhận sự tham gia của rất đông cổ đông.

Trước sự tin tưởng của cổ đông, TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc khẳng định: "FPT sẽ tiếp tục phát huy kết quả của năm 2015 và CBNV tập đoàn sẽ nỗ lực để đạt được kết quả năm 2016. Đó là lời cam kết của FPT”.

Trong 4 giờ đồng hồ, ĐHCĐ FPT đã thông qua biểu quyết các nội dung quan trọng như Báo cáo tài chính kiểm toán 2015, Báo cáo HĐQT 2015, Chiến lược kinh doanh 2016-2018 và kế hoạch kinh doanh 2016, Báo cáo Ban kiểm soát 2015; Thông qua phương án sử dụng lợi nhuận 2015 và phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu; Thông qua chính sách chi trả cổ tức bằng tiền 2016; Thông qua đề xuất sửa đổi điều lệ công ty phù hợp với các quy định của luật doanh nghiệp 2014; Thông qua đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính 2016; và Thông qua ngân sách thu nhập HĐQT 2016, kế hoạch ngân sách hoạt động và thù lao của Ban kiểm soát 2016 với tỷ lệ trên 99%.

Điểm mới của ĐHCĐ FPT 2016 là màn “phô diễn” công nghệ của Chủ tịch FPT và các chuyên gia công nghệ tập đoàn trong lĩnh vực giao thông, bảo mật, quảng cáo, truyền hình.

Tiểu Thanh

Ý kiến

()