Chúng ta

CEO GE Đông Nam Á: 'FPT có tầm ảnh hưởng thế giới'

Thứ năm, 9/11/2017 | 09:54 GMT+7

Chia sẻ tại sự kiện về xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ APEC, ông Wouter Van Wersch, Chủ tịch kiêm TGĐ khu vực Đông Nam Á của General Electric (GE), khẳng định FPT không chỉ là tập đoàn lớn ở Việt Nam mà còn có sức ảnh hưởng với thế giới.

Trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), FPT cùng đại diện hơn 10 doanh nghiệp lớn của Mỹ, Nhật Bản, Đức… đã tham dự phiên làm việc về cơ hội xúc tiến đầu tư giữa Việt Nam và các nền kinh tế.

IMG-7550-JPG-6410-1510193792.jpg

FPT đóng vai trò là đơn vị điều phối sự kiện.

Tham dự buổi làm việc có ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng; ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương; và các tổ chức, doanh nghiệp gồm: UPS, WEF, FPT, VinaCapital, Zuellig Pharma, Ageda Outside, ExxonMobil, UL, General Electric (GE), Mitsubitshi Heavy Industries Ltd., Mitsui&Co, Mizuho Bank, Dow, Cypress Holdings, PwC…

Theo ông Wouter Van Wersch, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc khu vực Đông Nam Á của GE, có hai hướng GE đang quan tâm đầu tư vào Việt Nam. Một là xem xét việc xây dựng một nhà máy tại Hải Phòng và hai là phát triển các giải pháp, ứng dụng liên quan đến chuyển đổi số.

"Chúng tôi xây dựng nhà máy năng lượng gió (wind factory) về sản xuất, hội tụ tất cả yếu tố của Cách mạng 4.0, khả năng cốt lõi về kỹ thuật số (key ability of digital). Việt Nam là một nơi chúng tôi muốn đầu tư và tôi cho rằng nơi đây sẽ đóng góp những thành công tuyệt vời của GE. Nhà máy được vận hành với 100% là người Việt, từ cấp lãnh đạo đến nhân viên vận hành, tất cả mọi người đều là người Việt", Chủ tịch kiêm TGĐ khu vực Đông Nam Á của GE tiết lộ.

IMG-7522-JPG-2088-1510193792.jpg

Ông Wouter Van Wersch, Chủ tịch kiêm TGĐ khu vực Đông Nam Á của GE.

Theo đại diện GE, Kỹ thuật số (digital) là một trong những yếu tố hàng đầu và từ 5 năm về trước GE đã tập trung đầu tư mạnh mẽ vào kỹ thuật số để hỗ trợ ngành công nghiệp hoạt động tốt hơn. Nền tảng, phần mềm, ứng dụng, hỗ trợ khách hàng để cải thiện khả năng sản xuất, giảm thời gian chờ (downtime). "Chúng tôi chào mừng tất cả đối tác đang hiện diện tại đây, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh về hợp tác với FPT, vì các bạn là một trong những tập đoàn lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn có sức ảnh hưởng với thế giới", ông Wouter Van Wersch nhấn mạnh.

General Electric (GE) là tập đoàn đa quốc gia (trụ sở ở Mỹ) có tầm ảnh hưởng toàn thế giới. Hãng này hoạt động thông qua bốn lĩnh vực chính: Năng lượng, công nghệ, cơ sở hạ tầng, vốn tài chính và tiêu dùng công nghiệp. Tại Việt Nam, GE đang triển khai việc đầu tư, vận hành các cơ sở sản xuất, với nhà máy sản xuất tua-bin điện gió, tua-bin động cơ hơi nước cung cấp cho các trung tâm sản xuất, dịch vụ của GE tại Việt Nam và trên toàn cầu.

GE hiện đặt trọng tâm vào các dự án điện, dầu khí, hàng không, thiết bị y tế. Cùng với việc cung cấp dịch vụ, ứng dụng công nghệ cao, GE cũng đang cung cấp tài chính để đảm bảo các dự án được triển khai đúng tiến độ, mang lại hiệu quả kinh tế “hai bên cùng có lợi” với các đối tác Việt Nam.

IMG-7512-JPG.jpg

Theo Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, từ lâu, Việt Nam không chỉ có sức hấp hẫn bởi chi phí thuê đất và nhân công rẻ mà còn thu hút bởi sự đổi mới, có nhiều kỹ sư hiểu biết tốt về IoT và chuyển đổi doanh nghiệp.

Hiện FPT cung cấp dịch vụ cho gần 500 khách hàng là các tập đoàn lớn trên phạm vi toàn cầu, trong đó có khoảng 50 khách hàng trong danh sách Fortune 500, chiếm trên 30% doanh thu lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của tập đoàn. Trong chuyển đổi số, FPT có những vị trí khá đặc biệt, là công ty duy nhất tại khu vực ASEAN cùng GE phát triển các giải pháp trên nền tảng công nghệ Predix (nền tảng công nghệ IoT của GE cho các ngành công nghiệp, y tế, sản xuất…) cho các khách hàng trên toàn cầu.

“Kinh tế số bắt đầu được đề cập từ năm 2016 tại diễn đàn Davos, nhưng FPT đã làm những việc liên quan đến việc chuyển đổi số, điện toán đám mây từ 7 năm trước”, anh Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, cho biết. “Một trong những định hướng quan trọng của tập đoàn trong việc cung cấp dịch vụ chuyển đổi số là hướng đến các khách hàng là những công ty hàng đầu thế giới. Có mặt tại APEC là cơ hội để FPT tiếp cận với các doanh nghiệp này”.

IMG-7495-JPG.jpg

Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến (phải) trao đổi với Chủ tịch UBND Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.

APEC là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation), ra đời cách đây gần 3 thập kỷ và có 21 nền kinh tế thành viên. Việt Nam gia nhập diễn đàn này được gần 20 năm. Năm 2017 là lần thứ hai Việt Nam được chọn là quốc gia tổ chức các sự kiện APEC. Đây là diễn đàn khu vực hội tụ các nền kinh tế hàng đầu thế giới và là diễn đàn liên kết kinh tế quy mô lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương. Các nền kinh tế trong diễn đàn chiếm tổng cộng 39% dân số thế giới, 59% GDP toàn cầu, 48% thương mại quốc tế và chiếm khoảng 53% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thế giới...

Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017 diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 6 đến 11/11. Dự kiến, hoạt động cuối cùng và quan trọng nhất trong năm APEC 2017 sẽ có sự tham gia của lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC cùng khoảng 10.000 đại biểu quốc tế và trong nước.

>> Chủ tịch FPT làm Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Chính phủ

Đình An

Ý kiến

()