Chúng ta

Xây dựng bản đồ chiến lược cho công ty thành viên

Thứ hai, 24/9/2012 | 11:30 GMT+7

Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình vừa ký hai quyết định liên quan đến việc triển khai kế hoạch xây dựng bản đồ chiến lược OneFPT cho các công ty thành viên FPT.

Theo đó, các đơn vị FPT IS, FPT Software, ĐH FPT, FPT Online, FPT Telecom và FPT Trading sẽ triển khai hoạt động xây dựng chiến lược và kế hoạch năm 2013 theo kế hoạch dự án và biểu mẫu thu thập dữ liệu.

Chủ tịch Ủy ban Kiểm soát nội bộ FPT Bùi Quang Ngọc sẽ chịu trách nhiệm quản lý, đôn đốc và hỗ trợ các đơn vị hoàn thành kế hoạch trước ngày 20/12.

TGĐ, PTGĐ phụ trách hoạt động, Giám đốc Công nghệ, Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính, Ban Nhân sự, Đảm bảo chất lượng FPT HO chịu trách nhiệm và tư vấn chuyên môn cho các đơn vị.

Các công ty thành viên FPT sẽ xây dựng Bản đồ chiến lược OneFPT theo phương pháp Balance score card. Ảnh: S.T.

Các công ty thành viên FPT sẽ xây dựng Bản đồ chiến lược OneFPT theo phương pháp Balanced Score Card. Ảnh: S.T.

Để thực hiện việc xây dựng bản đồ chiến lược, nhóm Balanced Score Card sẽ thông báo và thống kê kết quả của Hội thảo chiến lược (tổ chức trong hai ngày 7-8/9) cho các công ty thành viên.

Từ đó, Chủ tịch và TGĐ các công ty chọn lọc danh sách các hướng chiến lược của mình trình Chủ tịch HĐQT phê duyệt.

Căn cứ vào danh sách các hướng chiến lược được phê duyệt ở mục trên, Chủ tịch và TGĐ công ty thành viên sẽ lập bảng ước tính doanh thu, lợi nhuận, đầu tư từ 2013 đến ít nhất 3 năm sau khi có doanh thu cho mỗi hướng, trình Chủ tịch HĐQT FPT phê duyệt.

Sau khi các công ty thành viên thống nhất chiến lược, nhóm Balanced Score Card sẽ phối hợp với Chủ tịch và TGĐ công ty thành viên hoàn thiện bản đồ chiến lược của từng đơn vị, trước khi Hội nghị Chiến lược diễn ra.

Balanced Score Card là một hệ thống quản lý nhằm thiết lập, triển khai thực hiện và giám sát việc đạt được các chiến lược, các mục tiêu của tổ chức một cách khoa học.

Balanced Score Card cũng đo lường đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở 4 khía cạnh: Tài chính, khách hàng, các quá trình nội bộ, học tập và phát triển. Từ đó giúp tổ chức phát hiện ra các cơ hội cải tiến và đột phá, nhằm đem lại sự thành công, phát triển bền vững ở hiện tại và tương lai trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Hệ thống Balanced Score Card được hai Giáo sư Kaplan và Norton của trường Đại học Harvard phát triển từ những năm 1990.

Triệu Mẫn

Ý kiến

()