Chúng ta

Biểu đồ cây nến kiểu Nhật Bản

Thứ năm, 24/8/2006 | 22:01 GMT+7

(Tiếp theo Chúng ta 383)


Cách đây hơn 200 năm, người Nhật Bản đã sử dụng biểu đồ cây nến của riêng mình trong phân tích thị trường giá cả gạo. Kỹ thuật này được phát triển và ứng dụng cho đến ngày nay. Biểu đồ

Candlestick là một công cụ hữu ích ngay cả khi chúng đứng riêng rẽ. Chúng vẫn có thể kết hợp với các lọai kỹ thuật phân tích khác để tạo nên một công cụ hữu hiệu hơn rất nhiều trên thị trường.


Biểu đồ cây nến


Bieu-do-cay-nen1111111.jpg

Nghiên cứu biểu đồ này cho ta những thông tin quan trọng về giá cả:


Thân nến dài hoặc ngắn

Thân nến càng dài thể hiện áp lực mạnh mẽ của sức mua hay bán nên có sự thay đổi giá cả rất lớn giữa lúc mở cửa và đóng cửa thị trường, và ngược lại thân nến càng ngắn thể hiện sự dao động rất ít của giá cả trong phiên giao dịch, đó chính là sự giằng co giữa người mua và người bán về một lọai cổ phiếu.

long-and-short111.jpg

Phần Shadows dài hoặc ngắn

Phần Shadows thể hiện những thông tin giá trị trong phiên giao dịch.

Long-shadows111111.jpg

Biểu đồ nến có phần Shadows ở trên dài và phần Shadows ở dưới ngắn thể hiện trong phiên giao dịch ban đầu người mua chiếm đa số và họ liên tục đẩy giá lên cao nhưng người bán không chịu bán vì họ kỳ vọng giá cao hơn. Vì vậy người mua càng về cuối phiên giao dịch càng chán nản và rời bỏ thị trường nên cuối cùng giá khớp lệnh lại ở mức thấp đã tạo ra phần Shadows ờ dưới ngắn.


Ngược lại, biểu đồ nến có phần Shadows ở dưới dài và phần shadows ở trên ngắn thể hiện thông tin đầu phiên giao dịch người bán chiếm đa số nên đẩy giá xuống thấp vì vậy số lượng người mua tăng dần lên và giá cả cũng dần dần được đẩy lên cao hơn làm cho giá cuối cùng lúc đóng cửa cao ban đầu rất nhiều đã tạo nên biểu đồ này.


Biểu đồ cơ bản

Marubozu

Marubozu có nghĩa là không có phần Shadows trong biểu đồ cây nến kiểu Nhật Bản.

Marubozu1111111.jpg

Biểu đồ Marubozu màu trắng với phần thân nến dài và không có phần shadows thể hiện xu hướng thị trường đang tăng giá. Biểu đồ này được hình thành khi giá lúc mở cửa là giá thấp nhất và giá lúc đóng cửa thị trường chính là giá cao nhất. Điều này thể hiện người mua quyết định giá cả trong suốt phiên giao dịch từ khi mở cửa đến khi đóng cửa thị trường. Nó thường là điểm khởi đầu của một xu hướng thị trường sẽ đi lên.


Biểu đồ Marubozu màu đen với phần thân nến dài và không có phần shadows được hình thành khi giá lúc mở cửa là giá cao nhất và giá lúc đóng cửa thị trường chính là giá thấp nhất. Điều này thể hiện người bán quyết định giá cả trong suốt phiên giao dịch từ khi mở cửa đến khi đóng cửa thị trường. Nó thường là điểm khởi đầu của một xu hướng thị trường sẽ đi xuống.


Kim hai đầu - Spinning Tops

Cây nến với phần shadows ở trên và ở dưới dài và phần thân nến ngắn ở giữa gọi là biểu đồ nến dạng spinning tops. Lọai biểu đồ này thể hiện sự giằng co giữa sức mua và sức bán ngang bằng nhau nên không thể hình thành bất kỳ xu hướng nào.

Spinning11111.jpg

Biểu đồ dạng cây búa và người treo - Hammer and Hanging Man

Hai biểu đồ dạng này nhìn rất giống nhau nhưng sẽ cung cấp thông tin khác nhau tùy theo xu hướng của giá cả tại thời điểm ngay trước đó.

Hammer111111.jpg

Hanging1111111.jpg

Biểu đồ dạng cây búa thể hiện xu hướng thị trường tăng lên sau khi đi xuống. Nó được gọi là cây búa vì thị trường nhảy từng bước ra khỏi điểm thấp nhất. Ngược lại biểu đồ dạng người treo thể hiện xu hướng thị trường sẽ đi xuống sau khi đã đạt đến đỉnh điểm.


Biểu đồ ngược của dạng cây búa và người treo - Hammer and Shooting star

Biểu đồ ngược của dạng cây búa và người treo cũng hòan tòan giống nhau và giống như biểu đồ dạng cây búa và người treo nhưng chỉ có phần shadows ở trên. Thông tin lọai biểu đồ này cung cấp cũng tương tự thông tin của lọai biểu đồ dạng cây búa và người treo.

inverted111.jpg
Shooting1111111.jpg

Ý kiến

()