Chúng ta

500 thí sinh đầu tiên trúng tuyển ĐH FPT

Chủ nhật, 16/7/2017 | 19:10 GMT+7

Ngày 16/7, ĐH FPT đã công bố danh sách gần 500 thí sinh trúng tuyển đợt đầu tiên. Danh sách trúng tuyển cuối cùng sẽ được công bố trước 17h ngày 1/8. 

Danh sách gần 500 thí sinh đầu tiên trúng tuyển vào hệ đại học chính quy của trường ĐH FPT đợt 1 năm 2017 được xác định dựa trên 3 căn cứ: Năng lực học tập của thí sinh, điểm thi THPT Quốc gia và kết quả sơ tuyển của ĐH FPT; Nguyện vọng đăng ký của thí sinh, các thí sinh hiện nằm trong danh sách công bố đều đang chọn ĐH FPT là nguyện vọng ưu tiên số 1; Chỉ tiêu tuyển sinh của ĐH FPT năm 2017.

Các thí sinh trúng tuyển nếu thay đổi nguyện vọng 1 sang trường khác có thể sẽ không có tên trong danh sách trúng tuyển cuối cùng.

ds-thi-sinh-trung-tuyen-dhfpt-488x325.jp

Thí sinh trúng tuyển vào ĐH FPT cần xác nhận việc nhập học bằng cách gửi bản chính Giấy xác nhận kết quả thi đến trường và hoàn thành các thủ tục nhập học trước 17h ngày 7/8 theo đúng thời gian quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo để chính thức trở thành sinh viên của trường.

Năm 2017, ĐH FPT tuyển 2.000 chỉ tiêu thuộc các khối ngành Khoa học kỹ thuật, Kinh tế - Xã hội và Mỹ thuật ứng dụng. Các tổ hợp xét tuyển gồm A00, A01, D01, D90 và D96 tuỳ theo ngành học thí sinh đăng ký.

Để trúng tuyển vào ĐH FPT, thí sinh cần có tổng điểm 3 môn thi THPT quốc gia từ 15,5 điểm trở lên, hoặc điểm trung bình học bạ THPT từ 6.0 trở lên với 3 môn tương ứng ngành đăng ký học tại ĐH FPT; đủ điều kiện sơ tuyển của ĐH FPT.

Các thí sinh đạt 21 điểm trở lên tổng 3 môn thi THPT quốc gia hoặc đạt 7.0 trở lên trung bình học bạ THPT 3 môn tương ứng với ngành đăng ký trong 5 học kỳ liên tiếp đủ điều kiện miễn thi vào ĐH FPT.

Tính đến hết ngày điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học đầu tiên đã có hơn 5000 thí sinh đăng ký ngọn vọng ĐH FPT trong khi chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017 của trường là 2000 chỉ tiêu.

Ra đời tháng 9/2006, ĐH FPT là ngôi trường tư thục đầu tiên do doanh nghiệp đứng ra thành lập. Theo thống kê, 98% sinh viên của trường có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp; trong đó 31% làm việc cho Tập đoàn FPT, 4,5% khởi nghiệp, 15% làm việc tại nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài. 

ĐH FPT hướng tới xây dựng mô hình của một trường đại học thế hệ mới, có triết lý giáo dục hiện đại, gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu nhân lực của đất nước, góp phần đưa giáo dục Việt Nam tiến tới ngang tầm các nước trên thế giới. Sự khác biệt của ĐH FPT so với các trường đại học khác là là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn, với nghiên cứu - triển khai và các công nghệ hiện đại nhất.

>> 'Hiểu đúng, quyết định đúng' cùng ĐH FPT

Việt Nguyễn

Ý kiến

()