Chúng ta

Tuyển sinh ĐH 2017: Mở thêm nhiều ngành mới để hút thí sinh

Thứ năm, 16/2/2017 | 15:56 GMT+7

Để thu hút thí sinh, năm nay các trường đại học kể cả công lập và tư thục đã mở thêm nhiều ngành học mới. Bên cạnh đó, lãnh đạo các trường cũng thừa nhận, có ngành rất ít người học nhưng lại khó đóng cửa vì lo ngại ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường.

Rất nhiều cơ hội mới đang chờ thí sinh

Trường Đại học (ĐH) Lâm nghiệp vừa công bố phương án tuyển sinh. Năm 2017, trường tuyển 3.080 chỉ tiêu. Trong đó có hai ngành mới là chăn nuôi tuyển sinh 100 chỉ tiêu, quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành tuyển 50 chỉ tiêu. Cả hai ngành đều tuyển sinh bằng hình thức xét học bạ THPT. Theo lãnh đạo của trường, ngành quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành sẽ được dạy theo hướng du lịch sinh thái, dựa vào những thuận lợi mà trường đang có.

bb0c7c936bcd1b99d29aa6dae58707-1286-8495

Tổng chỉ tiêu dự kiến của ĐH FPT trong năm nay là 2.600 sinh viên, tăng khoảng 500 chỉ tiêu so với năm 2016. Bên cạnh 8 ngành đào tạo với 18 chuyên ngành hẹp đã được tổ chức tuyển sinh trong các năm trước, nhà trường dự kiến mở thêm 3 chuyên ngành đào tạo mới là Quản trị khách sạn, Truyền thông đa phương tiện và Toán học.

Ông Mai Đức Ngọc, Trưởng ban đào tạo Học viện Báo chí tuyên truyền, cũng cho biết, năm nay, Học viện tuyển sinh thêm 3 ngành chất lượng cao gồm: quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu, kinh tế và quản lý, quản trị truyền thông. Mỗi chuyên ngành dự kiến là 50 chỉ tiêu.

Năm nay, Trường ĐH FPT dự kiến tuyển 2.600 chỉ tiêu cho tất cả các ngành và xét tuyển thành nhiều đợt (sớm nhất vào tháng 5/2017) với 2 phương thức: xét tuyển, tự tổ chức thi tuyển đầu vào. Việc tổ chức thi tuyển đầu vào sẽ được tổ chức tại trường vào ngày 14/5. Trường dự kiến tuyển sinh 5 ngành mới gồm công nghệ thông tin, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngôn ngữ Hàn Quốc, truyền thông đa phương tiện, toán học. Trường dự kiến bổ sung xét tuyển dựa trên kết quả điểm thi các bài thi này (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội).

Trường ĐH Văn Lang năm nay tuyển sinh 3.000 chỉ tiêu ĐH với 19 ngành. So với năm 2016, trường mở thêm một ngành mới là ngành văn học. Mặt khác, điểm mới nữa của trường năm nay là lần đầu tiên trường xét tuyển học bạ THPT bên cạnh phương thức lấy kết quả thi THPT quốc gia kết hợp thi tuyển (thi môn năng khiếu).

Ngành ít người học nhưng lại “khó” đóng cửa

Tại hội thảo về các trường ĐH ngoài công lập, GS. Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường ĐH DL Hải Phòng, cho biết, có một số ngành truyền thống của trường nhưng vài năm trở lại đây trường tuyển sinh rất khó khăn. “Ví dụ như ngành công nghệ thông tin thường không tuyển sinh được. Nhưng muốn dừng tuyển sinh, xã hội nhìn vào lại ảnh hưởng đến uy tín của trường” - GS. Trần Hữu Nghị cho hay. Đây là thực tế khiến các trường ĐH cũng rất lúng túng.

Lãnh đạo một trường ĐH công lập cho biết có ngành của trường mỗi mùa tuyển sinh chỉ được 10-20 sinh viên. Thậm chí vét đến đợt bổ sung thứ ba cũng không có đủ sinh viên để mở lớp. Nhưng nếu dừng tuyển sinh, trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn. “Khó khăn thứ nhất là sắp xếp công việc cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của ngành đó. Khó khăn thứ hai là quan niệm nặng nề của xã hội. Trường công bố dừng tuyển sinh một ngành nào đó, chắc chắn sẽ có hiệu ứng không tốt đến toàn bộ quá trình tuyển sinh của trường. Xã hội sẽ đặt câu hỏi về chất lượng đào tạo, tại sao lại phải dừng. Có phải vì chất lượng đào tạo không tốt không?”, vị này chia sẻ.

Nhưng bên cạnh đó, cũng có một nghịch lý, đó là có những ngành đầu ra luôn đắt hàng nhưng không có người học. Ông Lê Ngọc Hoàn, ĐH Lâm nghiệp, cho biết ngành công nghệ chế biến lâm sản của trường luôn được các doanh nghiệp quan tâm. “Sinh viên chưa ra trường các doanh nghiệp đã đến tuyển dụng. Thường chúng tôi đào tạo không đủ cho thị trường lao động. Nhưng đầu vào lại rất ít. Thí sinh thường không chọn những ngành này, họ chủ yếu chọn những ngành liên quan đến công việc văn phòng, ngồi bàn giấy”, ông Hoàn chia sẻ.

Tiền Phong

Ý kiến

()