Chúng ta

Start-up và khát vọng xuất ngoại

Thứ hai, 17/4/2017 | 15:54 GMT+7

Giờ đây, không chỉ các tập đoàn lớn như Viettel, FPT mới có chiến lược xuất ngoại mà nhiều doanh nghiệp ICT khác như VNPT, CMC, VNG, Bkav… và cả các start-up cũng tràn đầy khí thế.

thumb-9-1483070927974-3973-1492417215.jp

Lãnh đạo FPT và Viettel trong hành trình xuất ngoại.

Phó Tổng Giám đốc VNG Vương Quang Khải cho biết, Viettel là nguồn cảm hứng cho dịch vụ Zalo ra biển lớn và hiện VNG đã có 2 triệu thuê bao Zalo tại Myanmar. Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng, trong thế giới phẳng và số hóa mạnh mẽ hiện nay, luôn tồn tại cơ hội cho doanh nghiệp ICT Việt Nam xuất ngoại, vấn đề là nắm bắt nó và chuẩn bị hành trang như thế nào.

Chính FPT cũng từng bỏ lỡ khá nhiều cơ hội ở nước ngoài. Cũng theo ông Bình, trang bị kiến thức, ngoại ngữ là điều tối cần thiết để tham gia cuộc chơi toàn cầu. Nếu từ đầu đã xác định sẽ ra nước ngoài, start-up cần “trao đổi và nghe ngóng” thật nhiều để chọn đúng con đường của mình.

Theo Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng, để bước ra ngoài, cần có một khát vọng lớn như khát vọng giành độc lập trong Cách mạng tháng Tám, khát vọng thống nhất trong kháng chiến chống Mỹ... Và để Việt Nam cất cánh trên mọi phương diện, bao gồm chuyện doanh nghiệp ICT đi ra nước ngoài, cần có “cuộc đổi mới lần thứ hai” mà quan trọng nhất là tạo khát vọng lớn lao cho mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp.

Cùng với khát vọng, mỗi doanh nghiệp ICT khi bước ra thế giới cần biết phát huy sở trường một cách hiệu quả nhất. “Đi ra nước ngoài là tự đẩy mình vào chỗ khó, nếu không nói là chỗ chết, bởi phải chiến đấu, cạnh tranh với những người giỏi nhất - nhì thế giới; nhưng nếu không bước ra, chúng ta mãi mãi không lớn, mạnh hơn được” - ông Hùng nói.

Ở góc độ người mới khởi nghiệp, ông Đinh Viết Hùng - Tổng Giám đốc DesignBold - cho rằng, với Internet, rào cản về biên giới đã không còn khi chính Facebook, Google đã sang Việt Nam để kinh doanh quảng cáo. “Với suy nghĩ như vậy, ngay tuần đầu tiên thành lập, DesignBold đã thu về gần 3 tỷ đồng”, ông Hùng nói.

Ông cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần nghĩ cách khai thác thị trường quốc tế ngay từ khi thành lập, quan điểm cần củng cố, làm tốt thị trường trong nước rồi mới lấn sân ra nước ngoài đã lạc hậu. Sự sáng tạo về công nghệ của các doanh nghiệp Việt không thua kém bất cứ ai, chỉ có những công nghệ nhiều tính sáng tạo như y tế là còn thua kém các nước lớn. Vì thế, nếu biết cách marketing tốt, các đơn vị vẫn có thể tạo ra thị phần nhất định khi đi ra nước ngoài.

>> Bão 4.0 là cuộc cách mạng lớn nhất

Khoa học và Phát triển

Ý kiến

()