Chúng ta

Sinh viên Việt Nam đứng lớp cho hàng nghìn bạn học quốc tế

Thứ sáu, 31/3/2017 | 11:27 GMT+7

Phạm Nhật Huy, sinh viên ĐH Greenwich Việt Nam, là đại diện duy nhất của Việt Nam đứng lớp giảng bài cho hàng nghìn học sinh nước ngoài trong dự án Speak up của tổ chức lãnh đạo trẻ quốc tế AIESEC.

- Sau hơn 3 tháng làm việc tại Malaysia, xa gia đình, sống và làm việc với bạn bè quốc tế, khi quay trở về với công việc học tập hằng ngày bạn có cảm giác như thế nào?

- Hơn 3 tháng học tập và làm việc tại Malaysia là khoảng thời gian không dài, nhưng đủ để mình học được nhiều điều về con người, kiến thức và văn hóa của đất nước này. Làm việc trong môi trường quốc tế yêu cầu mình phải sử dụng tiếng Anh 24/24h, nhưng may mắn là sinh viên của một trường đại học quốc tế nên việc giao tiếp bằng tiếng Anh không hề khó khăn. Chỉ có khác biệt thú vị là ở trường thì mình ngồi nghe giảng còn khi đi làm, mình là người đứng giảng bài cho các em nhỏ. 

Phạm Nhật Huy cùng các sinh viên quốc tế được tuyển chọn thực hiện dự án của AIESEC tại Maylaysia.

Phạm Nhật Huy cùng các sinh viên quốc tế được tuyển chọn thực hiện dự án của AIESEC tại Malaysia.

- AIESEC là một tổ chức nổi tiếng với nhiều điều kiện tuyển chọn khắt khe. Bạn có thể chia sẻ bí quyết để vượt qua các thí sinh quốc tế, dành được trọng trách trợ giảng này?

- Tình cờ biết đến AIESEC và tìm hiểu kỹ thông tin qua một người bạn đi trước, mình gửi hồ sơ đăng ký tham gia chương trình Global Citizens tại Malaysia vào cuối năm 2015. Sau vòng loại hồ sơ, mình được mời phỏng vấn, kiểm tra trình độ và kiến thức bởi tổ chức AIESEC Vietnam. Mình chính thức bước vào vòng phỏng vấn cá nhân với đại diện từ AIESEC Malaysia và Đại học quốc gia Politeknik Sultan Idris Shah (PSIS) - Malaysia.

Tại vòng này, họ tìm những ứng viên có năng khiếu thủ lĩnh và đánh giá cách xử lý vấn đề của ứng viên. Việc bạn cần làm là thể hiện hết sức mình và giữ vững sự tự tin đến phút cuối cùng. Sau một tuần chờ kết quả, mình nhận được thông báo trúng tuyển và trở thành đại diện Việt Nam duy nhất lên đường sang Malaysia, trở thành trợ giảng tiếng Anh cho chương trình “Speak up” của AIESEC.

- Làm việc giữa những sinh viên được cho là ưu tú nhất từ các quốc gia trên thế giới, bạn có lợi thế hay trở ngại gì?

- Đến Malaysia, mình chủ động gặp và làm quen với các bạn sinh viên đến từ Trung Quốc, Kenya, Đài Loan, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản và sinh viên của ĐH Quốc gia (PSIS). Sinh hoạt và làm việc chung với sinh viên quốc tế nên sự khác biệt trong văn hoá và cách suy nghĩ đôi khi gây trở ngại trong việc phối hợp cùng nhau.

Tuy nhiên, mình không xem đó là khó khăn vì đã quen làm việc nhóm, cũng như sinh hoạt giao lưu cùng bạn bè quốc tế ở ĐH Greenwich Việt Nam. Chỉ hơn một ngày, mình đã nhanh chóng làm việc chung, cùng lên kế hoạch với mọi người dễ dàng.

Phạm Nhật Huy cùng các bạn trong lớp học tiếng Anh do mình làm trợ giảng.

Phạm Nhật Huy cùng các bạn trong lớp học tiếng Anh do mình làm trợ giảng.

- Tham gia dự án “Speak up”, bạn đã chọn những giá trị gì của Việt Nam để giới thiệu với bạn bè quốc tế?

- Bên cạnh việc giảng dạy, mình rất coi trọng việc truyền bá văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Là đại diện duy nhất của Việt Nam, mình cố gắng thể hiện sự chuyên nghiệp qua cách làm việc cũng như sự thân thiện vốn có của người Việt bằng cách nhiệt tình hỗ trợ các thành viên khác.

Trong ngày hội quốc tế được tổ chức sau Tết Nguyên đán, mình đã đứng trước hàng nghìn người trong bộ áo gấm truyền thống để thuyết trình về quê hương Việt Nam, về chiếc nón lá, những trò chơi dân gian và cùng các em học sinh tiểu học trình diễn một điệu nhảy dân gian trên nền nhạc bài hát "Bèo dạt mây trôi". Những tràng pháo tay không ngớt của khán giả làm mình thêm tự hào về văn hoá quê hương mình.

- Sau trải nghiệm này, bạn mong muốn tiếp tục phát triển và làm việc tại các tổ chức quốc tế lớn. Việc đó được thực hiện như thế nào?

- Malaysia là khởi đầu đầy ý nghĩa và thú vị với nhiều thử thách và cảm xúc, thời tiết thất thường, những tranh cãi nhỏ và sự gắn kết đã làm nên trải nghiệm vô giá với mình.

Sắp tới, mình sẽ cố gắng hoàn thành thật tốt chương trình học ở trường để trau dồi vốn tiếng Anh và tiếng Trung để trở thành một thành viên chính thức của tổ chức AIESEC Việt Nam. Mình cũng sẽ không ngừng tìm kiếm cơ hội và thử thách bản thân tại những chương trình tình nguyện và thực tế quốc tế khác. Mình mong muốn trở thành người đi trước, đem những cơ hội quý giá này tới bạn bè ở trường ĐH Greenwich Việt Nam.

Năm 2017, ĐH Greenwich Việt Nam tuyển sinh các chuyên ngành công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa, quản trị kinh doanh (gồm các chuyên ngành hẹp quản trị marketing, quản trị tài chính, quản trị sự kiện).

Sinh viên hoàn thành chương trình học tại Việt Nam được kiểm định chất lượng bởi ĐH Greenwich (UK) và nhận bằng cử nhân do ĐH Greenwich (UK) cấp có giá trị toàn cầu.

Đối tượng tuyển sinh gồm học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; sinh viên chuyển đổi tín chỉ từ các trường đại học, cao đẳng khác. Trường ưu tiên tuyển thẳng đối với thí sinh có điểm tổng kết lớp 11 hoặc kỳ 1 lớp 12 từ 6,5 trở lên hoặc điểm tổng một trong ba môn: Toán, tiếng Anh, Tin học từ 7,0 trở lên.

Độc giả đăng ký tuyển sinh trực tuyến tại đây và xem thêm thông tin về trường tại website.

>> Tam Triều Dâng khoe trường học đẹp 'phát hờn'

 Zing News

Ý kiến

()