Chúng ta

Ra trường không lo tìm việc

Thứ năm, 9/3/2017 | 10:52 GMT+7

Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam ngày càng gia tăng, nhất là với những lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Bởi thế với nhiều sinh viên, “ra trường không lo tìm việc” thực sự là một mong ước cháy bỏng.

Học năm cuối ngành Kỹ thuật tại một trường đại học lớn ở Hà Nội nhưng Phạm Đức Cường (quê Hà Tĩnh) không muốn ra trường. Cậu tâm sự, bây giờ ra trường mà không xin được việc thì còn “ác mộng” hơn là phải học lại. Với cậu, “học lại, “nợ môn” thì còn tiếp tục ở trong ký túc xá, giảm thiểu chi tiêu. Bố mẹ ở quê cũng đỡ giục giã".

Nguyên nhân sâu xa mà Cường và nhiều sinh viên giống cậu - “sợ” ra trường, cũng là vì không tự tin với khả năng của chính mình. Học nặng về lý thuyết, ít cơ hội thực hành; đi thực tập nhưng chưa bao giờ được va chạm vào công việc thật; những chàng trai cô gái hơn 20 tuổi nhưng vẫn thiếu các kỹ năng sống quan trọng… Họ như những đứa trẻ bị bỏ ra đường khi chưa đủ khả năng tự lập. Chẳng công ty nào đồng ý tuyển dụng những nhân viên như thế.

Sinh viên Đại học FPT thừa hưởng nhiều lợi ích từ định hướng trường đại học gắn kết doanh nghiệp như cơ hội thực tập và việc làm rộng mở tại nhiều quốc gia từ các đối tác trải rộng khắp toàn cầu.

1-7724-1489026200.jpg

Với chương trình đào tạo gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, sinh viên Đại học FPT có những lợi thế nổi trội.

Một trong những nguyên nhân gốc rế khiến hàng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp cũng là do chương trình đào tạo xa rời thực tế, thiếu gắn kết của nhà trường và doanh nghiệp. Vì không được cập nhật những kiến thức mới nhất, không hiểu được nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp nên sinh viên ra trường thường lúng túng, thiếu trầm trọng kiến thức, kỹ năng. Việc học bổ trợ hay đào tạo lại đều rất mất thời gian, lãng phí tiền của, công sức, và sự tự tin của người trẻ.

Bởi vậy, muốn khắc phục tâm lý “sợ ra trường” này, không gì hơn là người học phải sớm tìm kiếm cơ hội thực tập, làm thêm nhằm trang bị những kiến thức bên ngoài nhà trường. Lý tưởng nhất là trường đại học chủ động xây dựng một chương trình đào tạo có sự phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp.

Mới học năm thứ 3, Lê Thị Lý, Đại học FPT, đã là nhân viên chính thức tại FPT Software. Chỉ sau 4 tháng làm việc, nhờ thể hiện tốt năng lực của mình, Lý được tuyển chọn sang Nhật Bản đào tạo, tiếp tục làm dự án mà cô đang tham gia. Chưa ra trường nhưng thu nhập hằng tháng từ lương và phụ cấp khi công tác của Lý cũng gần 1.000 USD.

Còn Nguyễn Sỹ Hùng - cựu sinh viên Đại học FPT, hiện đang là Giám đốc một công ty công nghệ chia sẻ, nếu không có thời gian thực tập tại doanh nghiệp thời sinh viên, chưa chắc Hùng đã có được ngày hôm nay.

“Đi thực tập giúp tôi hoàn thiện cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc và hơn hết cọ xát với thực tế, từ đó nảy ra ý tưởng khởi nghiệp của riêng mình. Càng được đi làm sớm, tiếp xúc sớm với công việc càng giúp tôi hiểu về con đường mình sẽ đi sau khi ra trường”, Hùng chia sẻ.

Theo ông Trần Ngọc Tuấn, Phó Hiệu trưởng Đại học FPT, đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp là hướng đi mà nhà trường đặt ra ngay từ những ngày đầu thành lập, nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy cũng như đảm bảo “đầu ra” cho sinh viên.

“Sự gắn kết này nhằm đảm bảo cung cấp cho sinh viên kiến thức cập nhật, kỹ năng thực tế phù hợp với yêu cầu thực tiễn doanh nghiệp, thu hẹp tối đa khoảng cách giữa giáo dục và nhu cầu xã hội. Cũng nhờ vậy, nhiều sinh viên FPT sớm thông thạo môi trường làm việc, sẵn sàng về chuyên môn lẫn kỹ năng sau khi tốt nghiệp”, ông Trần Ngọc Tuấn cho biết.

Tại Đại học FPT, 98% sinh viên Đại học FPT ra trường có việc làm với mức lương bình quân 8,3 triệu đồng/ tháng. 19% sinh viên đi làm tại nước ngoài hoặc là những “ông chủ” trẻ nhờ khởi nghiệp thành công.

Không phải tự nhiên mà sinh viên FPT thường được các doanh nghiệp đánh giá cao, ngay từ khi đi thực tập. Với chương trình đào tạo gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, sinh viên Đại học FPT có những lợi thế nổi trội như: Chương trình đào tạo sát với thực tế; Được tiếp xúc với các doanh nghiệp từ sớm, thậm chí còn được chính các CEO giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cơ hội việc làm của sinh viên Đại học FPT cũng vô cùng rộng mở, nhờ mạng lưới đối tác doanh nghiệp rộng lớn của nhà trường. Đặc biệt, kinh nghiệm và kiến thức quý báu từ thời gian thực tập bắt buộc (on job training) giúp sinh viên luôn tự tin khi ra trường.

Năm 2017, Đại học FPT tuyển sinh 3.200 chỉ tiêu cho các ngành Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Thiết kế đồ họa, Quản trị khách sạn, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Tài chính ngân hàng, Toán học, Truyền thông đa phương tiện, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn, Kiến trúc.

Dân Trí

Ý kiến

()