Chúng ta

Đừng để thách thức 'đè' cơ hội

Thứ ba, 16/6/2015 | 09:39 GMT+7

Giới doanh nghiệp - đối tượng chính của hội nhập - hiểu biết rất ít về hội nhập và chưa đưa được những hiểu biết đó vào chiến lược kinh doanh. 

"Chủ động hội nhập, đầu tư nghiêm túc, ứng dụng Khoa học công nghệ, làm chủ Công nghệ thông tin (CNTT)… là con đường duy nhất vươn đến thành công” - đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế tại hội thảo “Định hướng phát triển doanh nghiệp trong tình hình mới” do Ngân hàng Quân Đội (MBBank) và Trường Đào tạo doanh nhân PTI tổ chức chiều 14/6 ở TP HCM.

Các chuỗi hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết trong thời gian gần đây cũng như đang đàm phán có đặc điểm chung là hội nhập với đẳng cấp rất cao, tiến đến tự do hóa gần như tuyệt đối. Trong tất cả hiệp định này, Việt Nam luôn ở “chiếu dưới”.

Tại Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối phó với một thế giới thay đổi mạnh mẽ. Cơ hội không tự đến mà doanh nghiệp phải giành lấy bằng năng lực, quyết tâm, ý chí và hiểu biết của mình để mở rộng thị trường xuất khẩu với thuế suất thấp, nhập khẩu thuận lợi.

Tại Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối phó với một thế giới thay đổi mạnh mẽ. Cơ hội không tự đến mà doanh nghiệp phải giành lấy bằng năng lực, quyết tâm, ý chí và hiểu biết của mình để mở rộng thị trường xuất khẩu với thuế suất thấp, nhập khẩu thuận lợi.

Theo PGS-TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, hội nhập sâu rộng mang lại thời cơ cực kỳ lớn nhưng nếu không tận dụng được thì thách thức sẽ đè bẹp thời cơ. Việt Nam đã không chuẩn bị và tận dụng tốt thời cơ từ WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) nên tăng trưởng thấp hơn mức tiềm năng.

“Gần đây, nền kinh tế đã phục hồi nhưng khu vực kinh tế nội địa vẫn rất yếu. Chúng ta có một loạt tuyến hội nhập chính, cơ hội vô cùng lớn nhưng thực tế cho thấy thách thức đang vượt trội cơ hội”, ông Thiên nhận định.

Theo các chuyên gia kinh tế, mấu chốt của hội nhập và cạnh tranh là khoa học công nghệ, năng suất lao động và vấn đề con người. Nhiều nước đã phát triển mạnh nhờ tập trung vào giáo dục và đào tạo. Tại Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối phó với một thế giới thay đổi mạnh mẽ. Cơ hội không tự đến mà doanh nghiệp phải giành lấy bằng năng lực, quyết tâm, ý chí và hiểu biết của mình để mở rộng thị trường xuất khẩu với thuế suất thấp, nhập khẩu thuận lợi. Các đối thủ đã chuẩn bị sẵn sàng, đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải nghiêm túc đầu tư, học hỏi, tiếp thu và thích nghi với những quy định ngặt nghèo của các cuộc chơi lớn.

Theo TS. Lê Đăng Doanh, hiện 96% doanh nghiệp trong nước là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, năng lực hạn chế. Chỉ mới 36% doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Cánh cửa hội nhập mở toang đòi hỏi DN phải thay đổi tư duy kinh doanh: kiểu đầu tư vào “quan hệ”, ăn chênh lệch giá sẽ không cạnh tranh lại những tập đoàn lớn nước ngoài mà phải đầu tư nghiêm túc, có chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó, cần liên kết mạnh mẽ với nhau, tạo ra chuỗi giá trị trong nội bộ nền kinh tế để tham gia chuỗi giá trị của bên ngoài; nhanh chóng kết hợp với các viện, trường để vận dụng khoa học công nghệ vào hoạt động, đặc biệt là CNTT...

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc Chiến lược Tập đoàn FPT, cho rằng doanh nghiệp hãy định vị lại vị trí mình đang ở đâu, muốn đi về đâu. “Việt Nam định vị trung tâm ASEAN và châu Á, dòng tiền lớn đang chảy xung quanh nhưng không vào Việt Nam. Chúng ta chỉ có thể thoát bẫy thu nhập trung bình bằng CNTT tạo ra phương thức phát triển mới nhanh và bền vững, kỳ vọng CNTT làm kích cầu nền kinh tế”, ông Hòa nói.

Người Lao Động

Ý kiến

()