Chúng ta

'Đôi khi cơ hội đến vì chúng ta quá nghèo'

Thứ bảy, 8/4/2017 | 23:34 GMT+7

Theo TGĐ Viettel Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chiều ngày 7/4, hội thảo với chủ đề “Cách mạng công nghiệp 4.0: Được và Mất” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức đã diễn ra ở Hà Nội.

Tại sự kiện, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đặt câu hỏi: “Việt Nam có bắt kịp cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không?”, 67% người trong khán phòng cho rằng không, trong khi 33% còn lại nói là có.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, đây không phải câu trả lời đáng buồn. "Trên 30% là con số tốt rồi", ông Hùng nói.

"Nếu chúng ta định nghĩa cuộc cách mạng là cái B thay thế cái A thì tất cả những quốc gia nào đang có cái A sẽ có nguy cơ lớn hơn rất nhiều những nước chưa có gì. Việt Nam đang đi sau 3 cuộc cách mạng trước, chúng ta xây dựng nền tảng chưa đáng bao nhiêu. Với các nước phát triển, hàng triệu tỷ USD đã bỏ vào đấy, liệu họ có dám bỏ nó đi không? Chắc chắn rất khó", CEO Viettel chia sẻ.

Người đứng đầu Viettel cho rằng, "Mình thì chưa có gì. Đấy chính là cơ hội của Việt Nam. Nhiều khi cơ hội đến vì chúng ta quá nghèo, cơ hội đến vì chúng ta không biết gì. Đó chính là cách nhìn 4.0".

Người đứng đầu Viettel cho rằng, "Mình thì chưa có gì. Đấy chính là cơ hội của Việt Nam. Nhiều khi cơ hội đến vì chúng ta quá nghèo, cơ hội đến vì chúng ta không biết gì. Đó chính là cách nhìn 4.0".

Trả lời câu hỏi "Thế nào là một doanh nghiệp 4.0?", ông Hùng nói: "Tôi nghĩ đơn giản là nếu chúng ta làm ngược những gì đang có thì sẽ là 4.0".

Ông Hùng lấy ví dụ, chúng ta đi mua máy điều hòa nhưng thực tế là chúng ta mua không khí lạnh. "Nếu có một ông nào đó bán cho bạn không khí lạnh bạn sẽ không mua điều hòa. Đó là cơ hội để tạo ra một doanh nghiệp kiểu Uber mới", ông Hùng nói.

"Ai cũng nghĩ Internet là phát minh vĩ đại của nhân loại, nhưng không ai nghĩ Internet không dùng được. Mỗi một câu hỏi trên Internet bạn có thể nhận được cả 10.000 câu trả lời khác nhau và chưa được kiểm chứng. Hơn nữa, Google đang đưa ra câu trả lời dựa trên quảng cáo, nên tính chính xác càng kém", CEO Viettel dẫn chứng.

Theo nhà lãnh đạo này, nếu có một group có thể đưa ra 1 câu trả lời xác thực thì khi đó Internet mới đang "dùng được".

"Cách tiếp cận với cuộc cách mạng 4.0 phụ thuộc vào cách nhìn của bạn. Nếu nghĩ là cuộc cách mạng công nghệ, Việt Nam sẽ rất khó có cơ hội nhưng nếu nghĩ đó là cuộc cách mạng tìm ra vấn đề thì với Việt Nam rất dễ. Chúng ta là nước thu nhập thấp với nhiều vấn đề và những con người tràn đầy khát vọng. Nếu nghĩ rằng cuộc cách mạng toàn dân, mọi người đều tham gia được thì đó là lợi thế của Việt Nam", ông Hùng chia sẻ quan điểm.

Người đứng đầu Viettel cho hay mỗi cuộc cách mạng chỉ giúp 4 đến 5 nước hóa rồng. Vì thế nếu cả thế giới làm 4.0 mà Việt Nam mới làm thì không có giá trị gì. "Lợi thế cạnh tranh tạo ra sự khác biệt", ông Hùng nhấn mạnh.

NDH

Ý kiến

()