Chúng ta

‘Đau đầu’ bài toán chọn trường cấp 3 cho con

Chủ nhật, 26/3/2017 | 10:17 GMT+7

Mỗi năm, đến mùa tuyển sinh là không ít phụ huynh đau đầu với bài toán chọn trường, chọn lớp cho con. Đặc biệt với những phụ huynh có con đang ở giai đoạn chuyển cấp, chọn trường cũng là bước ngoặt quyết định tương lai của con.

Cùng với sự phát triển của công nghệ và khả năng tiếp cận thông tin thời hiện đại, phụ huynh dễ dàng có thể tiếp cận những thông tin đa dạng về trường, lớp cho con trước khi nhập học. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh chia sẻ chính vì có quá nhiều thông tin mà việc lựa chọn trường cho con cũng trở thành bài toán khó khăn hơn. Bởi việc lựa chọn một ngôi trường phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến kiến thức hay cơ hội sau khi tốt nghiệp, mà còn ảnh hưởng tới cả một quãng đường trưởng thành về mặt tâm sinh lý sau này của các em. Một đứa trẻ nếu được định hướng tốt ở ngưỡng cửa trưởng thành sẽ lựa chọn chính xác hơn lĩnh vực nghề nghiệp mình mong muốn theo đuổi..

FSchool-2-9954-1490451261.jpg

Một buổi hướng nghiệp cho học sinh với chủ đề Marketing tại THPT FPT.

Hiểu được nỗi băn khoăn của phụ huynh, nhiều chuyên gia tâm lý và giáo dục đã đề xuất gợi ý một số tiêu chí về một môi trường học tập lý tưởng, làm cơ sở lựa chọn trường của nhiều bậc phụ huynh. Đó là môi trường nơi con được sống hết mình với những đam mê, sở thích, bên cạnh việc học kiến thức còn cần phải được thực hành, vận dụng thực tế.

Học đi đôi với hành - tiêu chí không thể thiếu để học sinh phát triển toàn diện

Một yếu tố không thể thiếu trong chương trình học là những hoạt động ngoại khóa giúp cho học sinh phát triển kỹ năng mềm. Sự kết hợp giữa học tập và các hoạt động thể chất sẽ khiến cho các em tránh được những áp lực về kết quả học tập, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập. Nhiều trường THPT tại Hà Nội phát triển rất mạnh các hoạt động ngoại khoá cho học sinh như: THPT chuyên Amsterdam, THPT chuyên Ngoại ngữ, THPT Kim Liên hay THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm… Những hoạt động lành mạnh này cũng sẽ giúp các em tự tin, hòa đồng hơn, tăng khả năng giao tiếp và có cơ hội kết bạn nhiều hơn.

Định hướng nghề nghiệp từ trung học phổ thông

Trước ngưỡng cửa cấp 3, việc định hướng cho các em nghề nghiệp tương lai cũng là một yếu tố cần phải có của một môi trường “chuẩn”. Các trường cấp ba hiện nay chưa thực sự đầu tư hoặc đầu tư khá hời hợt trong những chương trình hướng nghiệp từ lớp 10 cho học sinh. Để học sinh có thể tự quyết định được ngành học đại học của bản thân, phụ huynh hoàn toàn có thể lựa chọn những ngôi trường cấp ba thường xuyên tổ chức những chương trình hướng nghiệp thực sự chất lượng cho con, tránh tình trạng đến lớp 12, con vẫn chưa biết mình muốn gì, cần gì cho tương lai, không có sự chuẩn bị, phó mặc việc chọn nghề, chọn trường cho bố mẹ.

FSchool-3-8227-1490451261.jpg

Cho con học nội trú để con sống trách nhiệm hơn và dần tự đưa những quyết định cho tương lai.

Học nội trú - một lựa chọn khác để con thực sự trưởng thành

Nhiều bậc phụ huynh cởi mở hơn thì lại lựa chọn một ngôi trường nội trú, nơi có không gian để con trẻ rèn luyện tính độc lập. Chị Phương Lan cho rằng để trưởng thành, con cái cần một môi trường thực tế như vậy. Con trai chị đang bước sang năm cuối cấp ba tại trường THPT FPT - một trường nội trú tại Hà Nội. “Là con trai, sống xa bố mẹ được gần 3 năm rồi, mình khá an tâm vì con tự giác và chủ động trong cuộc sống, giờ có thể tự mình quyết định được rất nhiều việc mà không phải dựa vào bố mẹ, có chăng con cũng sẽ hỏi ý kiến khi cần thôi”. Theo chị Lan, bước vào giai đoạn cấp 3, con hoàn toàn có thể lựa chọn học nội trú, một môi trường tốt để rèn luyện tính tự lập. Sống trong môi trường mà mọi hoạt động, sinh hoạt hàng ngày đều phải tự mình rèn luyện, con cái sẽ trở nên rắn rỏi, sẵn sàng đối mặt với mọi vấn đề tương lai sau này.

Để có thể lựa chọn một ngôi trường “lý tưởng” đâu phải là dễ, các bậc phụ huynh vẫn bạc đầu mỗi một mùa chuyển cấp cho con. Một ngôi trường có mô hình đào tạo kết hợp được đầy đủ những tiêu chí trên chắc chắn sẽ khiến cho phụ huynh có thể giúp con chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai sắp tới.

Dân Trí

Ý kiến

()