Chúng ta

Cuộc chạy đua bán hàng trên di động

Thứ hai, 29/6/2015 | 10:30 GMT+7

Trong khi tỉ lệ người mua sắm trên các thiết bị di động ở khu vực châu Á đang có chiều hướng tăng cao thì các nhà bán lẻ qua mạng đình đám như Lazada, Zalora hay Sendo… cũng không bỏ lỡ cơ hội bán hàng trên một kênh đầy tiềm năng như vậy.

Mua sắm trên các thiết bị di động đã không chỉ còn là tiềm năng mà là hiện thực tại châu Á. Một khảo sát của Neilsen cho biết, tỉ lệ người dùng các thiết bị di động mua sắm ở khu vực này đã rất gần tỉ lệ mua sắm bằng máy tính. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng trên.

Theo cục Thương mại điện tử và thông tin Bộ công thương, hiện cả nước có khoảng 134 triệu thuê bao di động, và có đến 34% dân số sử dụng internet trên thiết bị này. Thời gian online trên các thiết bị di động chiếm 1/3 thời gian online cả ngày của người Việt Nam. Hàng loạt các tên đình đám trong lĩnh vực bán hàng bán lẻ qua mạng đã ráo riết trong việc chạy đua chinh phục khách hàng trên thiết bị di động. Lazada, Sendo, Zalora, Thế giới di động hiện đã tích cực đầu tư vào việc tối ưu hóa website cho các thiết bị di động.

Điển hinh như Lazada, nhà kinh doanh này có riêng một đội kỹ thuật phát triển web trên thiết bị di động. Để gây thu hút và giữ chân khách hàng lâu hơn, Lazada dùng công nghệ Big data để phân tích các dữ liệu thói quen người dùng, nhằm cá nhân hóa giao diện trình bày, tập trung gợi ý theo đúng sở thích cá nhân của từng người.

Dù là offline hay online thì bất cứ cửa hàng nào cũng phải chăm chút cho bộ mặt và sự thuận tiện của mình. Do đó, trong cuộc chạy đua kinh doanh trên di động, việc đầu tư và 1 phiên bản website trên phiên bản di động thân thiện chính là chiến lược hàng đầu.

sendo-6002-1435545549.jpg

Bán hàng trên di động đang là cuộc chạy đua mới trên thị trường thương mại điện tử. 

Theo các đơn vị kinh doanh, có những quy tắc chung như: Giao diện phím bấm phải lớn, và dễ điều khiển bằng ngón tay, chữ phải to rõ, không có thành phần nào phài zoom và chỉ cần vuốt chạm. Ngoài ra, còn phải tùy vào đặc thù mỗi mặt hàng mà đơn vị kinh doanh cần cần nghiên cứu và thiết kế riêng cho mình.

Thực tế, công nghệ phát triển website phiên bản trên di động đã có cách đây gần chục năm. Bắt đầu trên các thiết bị chạy hệ điều hành symbian của Nokia. Thời đó, các nhà phát triển dùng công nghệ redirected mobile site, do kích thước màn hình điện thoại tương đối ở cố định vào khoảng 30-40 inch.

Tuy nhiên, các thiết bị di động thời nay đa dạng hơn rất nhiều về kích cỡ màn hình, vì vậy công nghệ cũng phải thay đổi. Đã có các đơn vị ở Việt Nam cập nhật công nghệ mới nhất như Responsive web desingn. Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, trưởng hiệp hội TMĐT VCom tại TP HCM, cuộc chạy đua bán hàng trên di động tại Việt Nam đang tập trung ở bước phát triển website thân thiện cho phiên bản di động. Bước cao hơn là xây dựng ứng dụng riêng, thì cũng chưa có nhiều đơn vị tiến hành. Chỉ mới một số tên tuổi lớn là đã tham gia xây dựng ứng dụng cho mình, trong đó phải kể đến Lazada, Zalora, Sendo, Tiki, Vietjet air, Galaxy cinema, CJV hay Viettravel.

Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả, nhiều đơn vị kinh doanh cũng thừa nhận, mặc dù tăng trưởng doanh thu cao nhưng kênh PC vẫn là nơi mang lại nguồn thu chính. Có rất nhiều nguyên nhân từ khách quan kỹ thuật, đến chủ quan tâm lý người dùng.

Việc doanh thu bán hàng từ kênh di động vẫn chỉ đóng vai trò thứ yếu, song không ít các đơn vị thương mại điện tử vẫn sẵn sàng đổ tiền vào đây. Vì đối với họ, di động chính là nơi có cơ hội quảng bá, và tiếp cận được với lượng khách hàng nhiều nhất, mà khó có kênh mua sắm nào có thể thay thế được.

FBNC

Ý kiến

()