Chúng ta

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình bật mí nghề đắt giá ai cũng cần trong tương lai

Thứ ba, 23/5/2017 | 10:14 GMT+7

Anh Trương Gia Bình nhận định, cách mạng 4.0 có thể làm cho nhiều nghề biến mất, nhiều người được dự báo thất nghiệp nhưng đây vẫn là cuộc cách mạng tất yếu mà con người chỉ có thể chọn cách tham gia hoặc bị loại khỏi cuộc chơi.

Tại Hội thảo Cách mạng Công nghiệp thời kỳ 4.0, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhấn mạnh cho dù cách mạng 4.0 có thể làm cho nhiều nghề biến mất, nhiều người được dự báo thất nghiệp nhưng đây vẫn là cuộc cách mạng tất yếu mà con người chỉ có thể chọn cách tham gia hoặc bị loại khỏi “cuộc chơi”.

1-1410-1495470706.jpg

PGS TS Trương Gia Bình. 

“Lợi thế nhất cho doanh nghiệp Việt Nam là cả thế giới đều bước vào cuộc cách mạng 4.0 ở cùng một vạch xuất phát. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chân, đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo hướng 4.0 thì rất có thể, sau cuộc cách mạng, vị thế của nước Việt Nam, của doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế sẽ hoàn toàn khác”, anh Bình cho biết.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đánh giá về tác động của 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đây và tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới cấu trúc ngành nghề trên thế giới.

Đầu tiên, Anh Bình đã đặt ra câu hỏi cho các học viên “Cách mạng là gì?”. Anh Bình khẳng định đó là tạo ra một sự thay đổi lớn, đột phá đi kèm với đó là sự chiến đấu hết mình và đã đặc biệt nhấn mạnh tới yếu tố “phá bỏ cái cũ để xây cái mới”.   

Nói về tác động của những cuộc cách mạng trước đây tới sự phát triển của một đất nước cũng như thói quen hàng ngày của con người, anh Bình đưa ra ví dụ: "Ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nhờ có máy hơi nước mà nước Pháp đã tạo ra một hạm đội, vượt đại dương đến Canada, tạo ra căn cứ đầu tiên của Đế quốc Pháp. Hay nếu không có hệ thống đường sắt chạy khắp lãnh thổ, nước Mỹ sẽ không thể trở thành cường quốc như bây giờ".

Vị chủ tịch tập đoàn FPT cũng nhấn mạnh cuộc cách mạng lần này lớn hơn nhiều lần so với các cuộc cách mạng trước, và đi kèm với đó là sự tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của cuộc sống như cách mọi người chăm sóc sức khỏe, cách các hoạt động sản xuất sẽ diễn ra.

“Trong thời gian ngắn tới đây, mọi phương tiện giao thông sẽ chuyển đổi sang không người lái”, anh Bình nói.   

2-6233-1495470706.jpg

Các học viên và khách mời đặt câu hỏi cho diễn giả.

Bên cạnh đó, nhiều học viên và lãnh đạo các doanh nghiệp cũng đạt ra câu hỏi: "Trật tự thế giới sẽ thay đổi. Vậy nghề nào sẽ biến mất? Nghề nào sẽ lên ngôi?"

Trả lời câu hỏi này, anh Trương Gia Bình chia sẻ: "Người sẽ thay đổi. Ngành chế tạo máy bay, ô tô, năng lượng, dầu khí, điện lực, bán lẻ, viễn thông sẽ thay đổi. Đối với các doanh nghiệp, mỗi cá nhân là người tham gia thay đổi doanh nghiệp với những ứng dụng vạn vật kết nối Internet (IOT), SMAC. Muốn vậy. thiếu nhất là những người có đủ năng lực về chuyên môn".

4-5727-1495470706.jpg

Cả khán phòng bị thu hút bởi bài giảng của anh Bình.

Ngoài ra, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, anh Bình cũng nhìn thấy rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

"Doanh thu quảng cáo trên FB, Google rất lớn. Họ là những người làm tốt nhất, vì họ tận dụng được 4.0. Hãy hợp tác với họ, đồng thời phải định vị được mình là ai trong hệ sinh thái của các ông lớn này. Bên cạnh đó, tạo ra những vị thế riêng biệt có thể tồn tại song song hoặc phát triển", PGS. Trương Gia Bình nói.

3-6457-1495470706.jpg

Học viên chăm chú "học tập"

Bên cạnh đó, TS. Cấn Văn Lực Cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV cũng chia sẻ về cơ hội, thách thức và những giải pháp các doanh nghiệp cần vạch ra khi tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Anh Lực nhận định cuộc cách mạng này đã và đang hiện hữu từng ngày trong cuộc sống và Việt Nam không phải là ngoại lệ, thậm chí chúng ta không hề thua kém các nước trong khu vực về trình độ công nghệ thông tin (CNTT).

Anh Lực đưa ra một số ví dụ chứng minh như tại hội thảo APEC mà anh tham gia cách đây 10 ngày, các nước đều nhận xét tốc độ Wi-fi ở Việt Nam là nhanh và tốt nhất trong 21 nước tham gia tại buổi họp.

Hay như trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có 46-47% khách hàng đã tiếp cận với digital banking - ngân hàng số (qua internet, mobile, facebook…).

Có thể nói Việt Nam đã tiếp cận sớm với 4.0 và cuộc cách mạng này đã đi vào từng ngõ ngách cuộc sống của chúng ta.   

5-1245-1495470706.jpg

TS. Cấn Văn Lực.

Vị chuyên gia này nhận định cơ hội mà cuộc cách mạng 4.0 này mang đến là rất lớn, giúp doanh nghiệp giảm chi phí quản lý, tăng khả năng tiếp cận thông tin dữ liệu, tiếp cập với nhiêu công nghệ hiện đại hỗ trợ phát triển sản phẩm dịch vụ mới, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh…

Tuy nhiên, trong cơ hội luôn có thách thức các doanh nghiệp phải vượt qua. Ví dụ, khi thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh, văn hóa kinh doanh, mô hình tổ chức… thì doanh nghiệp đó bắt buộc phải quản lý được sự thay đổi này.

Đi kèm với đó là những bài toán về đầu tư nguồn vốn như thế nào cho hiệu quả nhất, sử dụng nguồn nhân lực như thế nào để sự vận hành trong công ty được thông suốt nhất.

Đặc biệt, trong kỷ nguyên vạn vật kết nối Internet (IoT), các doanh nghiệp luôn cần phải cẩn thận trước những cuộc tấn công an ninh mạng từ bất kỳ nguồn nào.  

Chốt lại phần chia sẻ của mình, ông Lực đưa ra lời khuyên: “Hãy luôn cập nhật những thông tin mới nhất, tìm hiểu sâu, đánh giá tác động của nó đối với lĩnh vực hoạt động và doanh nghiệp, từ đó đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp cho công ty của mình”.   

VTC

Ý kiến

()