Chúng ta

Chiến lược điện toán đám mây trước xu thế Digital Banking

Thứ tư, 28/6/2017 | 10:26 GMT+7

Mới đây, VietABank đã chuyển toàn bộ hệ thống Trung tâm dữ liệu sang môi trường Điện toán đám mây Private Cloud. Đây là một trong bước đi quan trọng và quyết định, chuẩn bị cho lộ trình chuyển đổi sang xu thế Digital Banking theo chiến lược Ngân hàng số trong cuộc Cách mạng Công nghệ lần thứ 4 đã được HĐQT thông qua.

Việc chú trọng vào đầu tư về Công nghệ thông tin là một trong những định hướng chiến lược VietABank. Năm 2014, Khối Công nghệ Ngân hàng (CNNH) của VietABank đã thực hiện dự án Tái cấu trúc hạ tầng và an ninh Trung tâm Dữ liệu Giai Đoạn 1 - Xây dựng Trung tâm Dữ liệu thế hệ mới ứng dụng công nghệ “ảo hoá”, sử dụng công nghệ điện toán đám mây. VietABank là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có toàn bộ 100% máy chủ được thực hiện ảo hóa với hạ tầng VMware.

Năm 2015, Khối CNNH tiếp tục triển khai dự án Tái cấu trúc hạ tầng và an ninh Trung tâm Dữ liệu Giai Đoạn 2 - Xây dựng Trung tâm Dữ liệu dự phòng của VietABank, nhằm đảm bảo tính an toàn của dữ liệu và tính liên tục của giao dịch khi có sự cố tại một trong hai Trung tâm Dữ liệu, đồng thời đáp ứng Thông tư 01/2011/TT-NHNN và kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về việc chấp hành triển khai Trung tâm Dữ liệu dự phòng.

Tháng 5/2017, Khối CNNH tiếp tục thực hiện một dự án mang tính đột phá về hạ tầng Trung tâm Dữ liệu đó là di chuyển Trung tâm Dữ liệu chính và thực hiện đưa toàn bộ hai Trung tâm Dữ liệu của VietABank lên Private Cloud mang tên FPT HI GIO Cloud - hệ thống điện toán đám mây do FPT Telecom hợp tác với Internet Initiative Japan (IIJ) lần đầu cung cấp tại Việt Nam.Sự chuyển dịch hoàn toàn đáp ứng được xu thế quản lý thông tin/dữ liệu của ngành ngân hàng trong công tác quản trị công nghệ và đem lại những lợi ích vượt trội cho VietABank.

Mô hình điện toán đám mây mà VietABank lựa chọn tích hợp được mọi khoảng cách và thời gian, hạn chế rủi ro gián đoạn cục bộ về đường truyền. Toàn bộ nhân viên của VietABank hoạt động trên khắp lãnh thổ Việt Nam đều có thể truy cập vào Trung tâm Dữ liệu với sự đơn giản, an toàn và tiện lợi nhất, tiết kiệm được chi phí về con người cũng như chi phí quản lý hạ tầng so với phương án xây dựng trung tâm dữ liệu vật lý trước đây. Với tính bảo mật cao, điện toán đám mây đem lại cho khách hàng/người sử dụng dịch vụ những trải nghiệm khác biệt, cũng như nâng cao giá trị phát triển phù hợp và bền vững của doanh nghiệp.

Điện toán đám mây đang là xu thế công nghệ tất yếu của thời đại và là một thành phần nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, việc ứng dụng đám mây trong các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam vẫn chưa thực sự mạnh mẽ và sâu rộng.

>> Ngân hàng Việt Á chọn FPT Telecom để 'lên mây'

Công an Nhân dân

Ý kiến

()