Chúng ta

Cản trở... 4.0

Thứ hai, 22/1/2018 | 09:07 GMT+7

Bằng việc ban hành các văn bản về Chính phủ điện tử; phát triển cách mạng công nghệ (CMCN) 4.0; phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT… thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chính phủ trong việc nhận biết cơ hội, giá trị và thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, tạo tiền đề nắm bắt CMCN 4.0 mà còn thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ với cách làm đi sâu đi sát doanh nghiệp, lắng nghe tiếng nói doanh nghiệp, để chuyển đổi thành các hành động cần thiết.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, cho rằng, quá trình hình thành nền kinh tế số, cũng như phát triển các thành phố/đô thị thông minh ở Việt Nam, quá trình khuyến khích đổi mới sáng tạo để thúc đẩy sự chuyển dịch của nền kinh tế còn nhiều thách thức, chưa hội tụ các điều kiện thuận lợi cần thiết. Cụ thể, doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) vẫn gặp sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân; gặp khó khăn về quy trình, thủ tục và cách thức định giá sản phẩm CNTT trong quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; gặp rào cản về đầu tư do quy định về phí viễn thông công ích…

DSC05243-JPG-5532-1511505024-7303-151618

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình.

Với các doanh nghiệp start-up công nghệ tuy có chủ trương mạnh mẽ để tạo điều kiện phát triển nhưng khung pháp lý lại chưa hoàn thiện để tạo thuận lợi cho hoạt động. Trong đó, vấn đề thương mại hóa các sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo từ ứng dụng công nghệ thông tin đang gặp nhiều khó khăn. Bởi các loại hình sản phẩm, dịch vụ này đều rất mới, là những ứng dụng lần đầu xuất hiện trên thị trường và phải chờ đợi rất lâu để được cấp phép, đôi khi làm lỡ cơ hội kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Các quy định pháp lý về hướng dẫn rót tiền, rút vốn nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp chưa thật rõ ràng và minh bạch, khiến hiện tượng “chảy máu” start-up về hướng các quốc gia lân cận ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trong một Hội nghị do Diễn đàn Kinh tế tư nhân (VPSF) tổ chức, các doanh nghiệp ngành CNTT đề nghị Chính phủ sớm khắc phục các khiếm khuyết nêu trên, đặc biệt cần rà soát, ban hành các chính sách, quy định pháp lý để đẩy mạnh các yếu tố số trong hoạt động xã hội - kinh tế như: Cấm, hạn chế sử dụng tiền mặt trong hoạt động của một số ngành; Tăng cường lĩnh vực chấp nhận hợp đồng điện tử và chữ ký số… Đặc biệt, trong chính sách thương mại hóa cần phải xác định các nhóm sản phẩm chiến lược từ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo nhằm cụ thể hóa các quy định ưu tiên cho các sản phẩm này và phát huy lợi thế sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.

>> ‘Bộ GTVT nên dấn thân trong cuộc Cách mạng 4.0’

Lao Động

Ý kiến

()