Chúng ta

Xếp hạng hệ thống giáo dục đại học

Thứ tư, 25/11/2015 | 16:02 GMT+7

Quản lý nhà nước về giáo dục đại học Việt Nam hiện nay dường như chỉ tập trung quản lý để làm thế nào có ít trường tồi, còn làm thế nào để có hệ thống tốt thì không biết trách nhiệm thuộc về ai.

Hằng năm Shanghai Jiao Tong, QS và Time Higher Education đều có bảng xếp hạng các trường đại học toàn cầu. Tuy nhiên, bài viết này muốn nói đến việc xếp hạng hệ thống giáo dục đại học của từng quốc gia (Ranking of National Higher Education Systems), xem nước nào hơn, nước nào kém.

Vụ này do Melbourne Institute of Applied Economic and Social Research chủ trì, bắt đầu thực hiện từ 2013, và 2015 Ranking of National Higher Education Systems là năm thứ 3 xếp hạng.

Hiện có 50 nước được xếp hạng, và chia buồn luôn: không có Việt Nam (chưa đủ tầm cỡ để xem xét đánh giá). Trong các nước thuộc khối ASEAN, được đưa vào danh sách đánh giá có Singapore (hạng 9/50), Malaysia (27/50), Thailand (46/50), Indonesia (48/50).

Tiêu chí đánh giá hay phết, dựa trên 25 chỉ tiêu chia thành 4 nhóm Resources, Environment, Connectivity và Output. Chẳng hạn trong nhóm Resources có chi phí trung bình cho một sinh viên; trong nhóm Environment có kết quả survey cho câu hỏi "hệ thống đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh như thế nào?"; trong nhóm Connectivity có tiêu chí tỷ trọng sinh viên ngoại quốc, trong nhóm Output có tỷ trọng bài báo đồng tác giả với tác giả nước ngoài, với tác giả làm việc trong doanh nghiệp.

Làm thế nào để một trường đại học tốt là việc của từng trường, còn làm thế nào để hệ thống giáo dục đại học tốt là việc của quốc gia. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học Việt Nam hiện nay dường như chỉ tập trung quản lý để làm thế nào có ít trường tồi, còn làm thế nào để có hệ thống tốt thì không biết trách nhiệm thuộc về ai.

Từng con đường đều tốt - chắc gì đã có hệ thống giao thông tốt, từng căn nhà đều đẹp - chắc gì đã có một đô thị đẹp. Có phải vậy không nhỉ?

Lê Trường Tùng

Ý kiến

()