Chúng ta

Chẳng ai thích người thông minh

Thứ tư, 21/5/2014 | 10:03 GMT+7

Ai cũng quan tâm đến uy tín của bản thân nhưng có sự khác biệt giữa nhu cầu "tự thấy là mình giỏi/thông minh" với "được người khác thấy là tài/hiệu quả".
> Quỹ của ai?

Tôi xin được kể hai câu chuyện xảy ra với mình.

Câu chuyện thứ nhất, hai cụ ở cùng nhau. Phòng cụ ông cháy bóng đèn, gọi con đến thay. Con chưa đến được nên nhờ cụ bà gọi hộ hàng xóm giúp. Thay vì gọi hàng xóm, cụ bà lại mắng cụ ông là phòng vẫn sáng, chưa thay ngay đã sao. Kết quả anh con trai phải đến xử lý.

Câu chuyện thứ hai, máy in sử dụng mực đổ lại, có trục trặc gì đó nên lúc in được, lúc không. Mình gọi nhà cung cấp đến thay hộp mới cho đỡ mất thời gian. Cậu nhân viên kỹ thuật đến in thử hộp cũ, thấy được nên khăng khăng chứng minh rằng vấn đề là ở máy tính của mình. Hỏi có mang hộp mới không thì thay đi chứ đừng lý luận nữa, thì lại không có, nên đành mời về.

Trên đây là hai ví dụ tình huống của "người giỏi" (smart). Họ mải chứng minh là mình thông minh, hiểu biết vấn đề hơn bất cứ ai, chứ không để ý đến hiệu quả công việc. Bản thân mình cũng có lúc rơi vào tình huống này, dường như đó cũng là bệnh chung của các "trò giỏi" vốn quen với môi trường lớp học và tưởng rằng cuộc đua "ai thông minh hơn" vẫn đang tiếp diễn.

Ngược lại, "người tài" là người "làm được việc" (định nghĩa trong Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh). Họ đặt hiệu quả công việc lên trên (effectiveness), coi việc tranh luận đúng sai là thứ yếu.

Ai cũng quan tâm đến uy tín của bản thân nhưng có sự khác biệt giữa nhu cầu "tự thấy là mình giỏi/thông minh" với "được người khác thấy là tài/hiệu quả". Có câu "Chẳng ai thích người thông minh cả".

Phan Phương Đạt

Ý kiến

()